NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

04/04/2020 | 837

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NÀO ĐƯỢC THÀNH LẬP CÔNG TY

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài đều có quyền thành lập công ty.

TRỪ NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU KHÔNG ĐƯỢC THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp để thu lợi nhuận riêng.

2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Trừ những trường hợp được cử là đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

5. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Ngoại trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.

6. Người chưa thành niên. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Tổ chức không có tư cách pháp nhân.

7. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đang chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Hoặc người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án,…

87187069_1904897099644883_6735046239580061696_n

XÁC ĐỊNH TỰ ĐẦU TƯ HAY HỢP TÁC CÙNG THÀNH VIÊN KHÁC?

Nếu bạn tự đầu tư, đứng tên chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về công ty của mình thì đơn giản hơn, nhưng nếu xác định hợp tác cùng thành viên khác thì cần chú ý kỹ, vì bạn sẽ không thể tự chủ, tự quyết mọi vấn đề mà phải cùng thành viên khác, cổ đông khác quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể công ty. Do đó cần tìm người đồng lòng, đồng quan điểm và lý tưởng khi hợp tác.

CHỌN LOẠI HÌNH CÔNG TY NÀO?

Bạn có thể chọn 1 trong 4 loại hình công ty phổ biến sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân: là công ty do 1 cá nhân làm chủ, chịu tất cả trách nhiệm với pháp luật về hoạt động của công ty bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.

• 2. Công ty TNHH một thành viên: là công ty mà 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. (Có thể thuê đại diện pháp luật).

3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty bao gồm 2 cá nhân hoặc tổ chức nhưng không quá 50 cá nhân hoặc tổ chức, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. (Có thể thuê đại diện pháp luật).

4. Công ty cổ phần: là công ty có 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế số lượng cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. (Có thể thuê đại diện pháp luật; có thể phát hành cổ phiếu).

Loại hình doanh nghiệp đều có thể thay đổi được. Tuỳ theo tình hình phát triển của công ty sau này, bạn có thể hoàn toàn thay đổi loại hình doanh nghiệp của mình phù hợp hơn.

ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP?

Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty. Giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Do đó bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau.

Tên doanh nghiệp gồm có tên Tiếng Việt, tên bằng Tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).

Tên Tiếng Việt: Có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được. Có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Tên doanh nghiệp bằng Tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Tên viết tắt của doanh nghiệp: Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.
Để tránh trùng lặp với tên các doanh nghiệp khác đang hoạt động. Theo xu hướng các Công ty mới thành lập thường đặt tên doanh nghiệp dài hơn (tên có 3-4 chữ) hoặc tên doanh nghiệp bằng các chữ cái (có thể ghép bằng tiếng Anh).

ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CÔNG TY

Địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, được xác định gồm:

Số nhà + tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh.

– Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường. Thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

– Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà. Nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

• Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm. Cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

• Như vậy, bạn cần liệt kê tất cả những lĩnh vực dự định sẽ kinh doanh (càng chi tiết, cụ thể càng tốt). Tư vấn Lợi Thế sẽ lựa chọn và đăng ký các ngành thích hợp cho bạn.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

• Người đại diện theo pháp luật (Giám đốc/ Tổng giám đốc/ Chủ tịch…) là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.

• Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Vốn điều lệ là tổng số tài sản, tiền mà các thành viên/cổ đông, chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp hoạt động.

Vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh. Số vốn này thể điều chỉnh tăng lên bất cứ khi nào doanh nghiệp muốn và thủ tục cũng rất đơn giản.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Gồm:

• – Giấy tờ tùy thân (CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân bản sao công chứng không quá 6 tháng).

• – Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

• – Điều lệ Công ty.

• – Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần).

• – Một số giấy tờ khác (tùy trường hợp đặc biệt).

2. Nộp hồ sơ

3. Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY?

1. Thông báo thành lập doanh nghiệp

2. Khắc dấu doanh nghiệp và dấu chức danh người đại diện pháp luật.

3. Nộp hồ sơ đăng ký mẫu con dấu lên Sở KH&ĐT.

4. Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty (Không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp sẽ bị phát tiền).

5. Mở tài khoản ngân hàng, nộp Thông báo sử dụng số tài khoản ngân hàng lên Sở KH&ĐT (nếu thông báo chậm hoặc không thông báo tài khoản ngân hàng sẽ bị phạt tiền).

6. Đăng ký chữ ký số để đăng ký nộp thuế điện tử và đóng thuế môn bài

7. Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở chính.

8. Đăng ký nộp thuế điện tử và đóng thuế môn bài.

9. Nộp và nhận kết quả đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.

10. In hóa đơn và làm thông báo phát hành hóa đơn.

11. Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

12. Báo cáo thuế hàng tháng/hàng quý và báo cáo tài chính đầu năm.

THỜI GIAN ĐỂ THÀNH LẬP CÔNG TY LÀ BAO LÂU?

– Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ (nếu hồ sơ chưa hợp lệ, còn thiếu, còn sai thì được trả lại).

– Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày làm việc.
——————————————–

#Quý_khách_hàng_có_yêu_cầu_dịch_vụ_hay_yêu_cầu_tư_vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với #chi_phí_thấp#hiệu_quả_cao_nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)

Email: hoangtham.ltk@gmail.com

HOT: Nhằm tri ân khách hàng, Tư vấn Lợi Thế có chính sách hậu mãi với #5_ưu_đãi_đặc_biệt sau:

1. Được tư vấn miễn phí và gửi Email cập nhật những văn bản, tin tức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

2. Được mua chữ ký số và hóa đơn điện tử với giá gốc.

3. Được sử dụng dịch vụ kế toán thuế trong 3 tháng đầu kể từ ngày thành lập với chi phí chỉ 500.000 đồng.

4. Được tư vấn miễn phí quy chế hoạt động, tổ chức và quản trị của Doanh nghiệp.

5. Được cung cấp biểu mẫu liên quan đến tổ chức hoạt động và quản trị của Doanh nghiệp.