Từ chối thu gom nếu không phân loại rác từ 1/1/2022

04/01/2022 | 305

Từ 1/1/2022, Rác thải phải được phân loại đúng theo quy định thì mới được thu gom, vận chuyển rác, cụ thể:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020

  1. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom; vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật

Theo quy định trên, có thể thấy rằng hộ gia đình, cá nhân cần phải đảm bảo các hình thức xử lý rác thải để được thu gom:

  • Thực hiện phân loại rác
  • Sử dụng bao bì đúng quy định

Nếu không thực hiện đúng theo quy định thì có thể bị từ chối thu gom rác; mà còn bị báo cáo bởi tổ chức thu gom; và bị xử lý theo quy định của pháp luật bởi cơ quan có thẩm quyền.

Phân loại rác thải ra sao?

Căn cứ theo quy định tạ khoản 1 Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường 2020; chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại như sau:

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
  • Chất thải thực phẩm.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Mọi người cần phải lưu ý thực hiện đúng quy định về việc phân loại rác thải để nếu bị từ chối thu gom thì rất phiền phức.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020. Luật này gồm 16 chương, 171 điều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022; riêng khoản 3, Điều 29 về đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực thi hành từ 1/2/2021. 

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính từ 20-85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định. Đồng thời, thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; tích hợp các thủ tục hành chính vào 1 giấy phép môi trường; đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án.

Luật có nhiều chính sách mới đột phá như: Lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn và phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời, được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường…

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của luật này là quy định chặt chẽ về nghĩa vụ phân loại rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình, cá nhân. Điều 60 quy định: Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định…

Khoản 2 Điều 77 nêu rõ: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của luật này.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luậtdoanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)