Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

23/07/2020 | 584

qq

Hiện nay việc thành lập các doanh nghiệp xã hội hoạt động hướng đến sự phát triển của cộng đồng đang ngày càng mở rộng. Vậy pháp luật có những quy định gì về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội?
Căn cứ vào Nghị định 96/2015/NĐ-CP và Luật doanh nghiệp 2014, Tư vấn Lợi Thế  xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:

Tiêu chí thành lập doanh nghiệp xã hội

Các tiêu chí cần phải được đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm:

– Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014;

– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Vậy doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có các hình thức doanh nghiệp được quy định như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và phải có mục tiêu hoạt động hướng đến giải quyết vấn đề chung của xã hội, môi trường vì lợi ích chung.

>> Xem thêm: 10 BƯỚC THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

Quyền của doanh nghiệp xã hội

Quyền chung với các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp xã hội có các quyền lợi chung cùng với các doanh nghiệp hoạt động bình thường khác được quy định theo Luật doanh nghiệp

– Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

– Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

– Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

– Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

– Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

– Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

Quyền lợi riêng

Doanh nghiệp là doanh nghiệp xã hội còn được hưởng các quyền lợi sau

– Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật

– Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp

>> Xem thêm: 7 thay đổi quan trọng khi Luật Doanh nghiệp số 59/2020 có hiệu lực 

Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Nghĩa vụ chung với các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ sau giống như các loại hình doanh nghiệp được thành lập hợp pháp khác

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục, hồ sơ, điều kiện kinh doanh

  •  Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

– Thực hiện nghĩa vụ về tài chính thuế

  • Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
  •  Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Bảo đảm tiêu chuẩn về lao động hoặc sản phẩm

  •  Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  •  Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

– Nghĩa vụ khác

  • Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
  •  Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan

Nghĩa vụ riêng của doanh nghiệp xã hội

Ngoài ra, doanh nghiệp là doanh nghiệp xã hội phải thực hiện các quy định sau

– Duy trì mục tiêu và điều kiện hoạt động

Duy trì mục tiêu và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp xã hội trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật

– Nhận các khoản tài trợ:

  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Thực hiện Cam kết mục tiêu xã hội, môi trường

Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động

> Xem thêm:  NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2020

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn ph
áp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốđầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn ph
áp luật sở hữu trí tuệ, thuế  kế toán.
• Tư vấn ph
áp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đấđai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho ch
úng tôđể đượNHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com