Quy trình xin giấy phép sản xuất rượu cho doanh nghiệp
22/11/2021 | 561Căn cứ pháp lý
- Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
- Nghị định 17/2020 NĐ – CP liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương.
- Thông tư 15/2020/ TT – BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Thông tư 04/2016/TT – BCT sửa đổi thông tư của bộ công thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu…
- Thông tư 299/2016/TT-BCT quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện để được pháp cấp giấy phép sản xuất rượu…
Điều kiện cấp giấy phép sản xuất rượu
- Sản xuất rượu công nghiệp:
- Có đăng ký kinh doanh được cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có giấy chuyền máy móc phù hợp với loại rượu doanh nghiệp sản xuất.
- Nhà máy sản xuất đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhà máy đảm bảo về điều kiện môi trường trong trường hợp sản xuất rượu công nghiệp.
- Nguyên liệu đầu vào phải có nguồn gốc và được cấp phép đầy đủ.
- Sản phẩm thành phẩm phải được kiểm định và xây dựng bản tự công bố hợp quy nộp tại Sở công thương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Nhãn mác đủ các điều kiện về ghi nhãn đối với sản phẩm rượu.
- Cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm và trình độ về lĩnh vực sản xuất rượu.
- Sản xuất rượu thủ công:
- Có hợp đồng mua bán với ít nhất 1 công ty được cấp giấy phép sản xuất rượu (Sản xuất để bán cho cơ sở sản xuất)
- Trường hợp doanh nghiệp sản xuất trực tiếp bán đến tay người tiêu dùng cần phải xin giấy phép sản xuất nhằm mục đích bán và nhãn mác phải đúng quy định, cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Cơ quan xin cấp phép
- Sở Công thương: Cấp phép cho các nhà máy sản xuất với công suất dưới 3 triệu lít /01 năm.
- Bộ công thương: cấp phép cho các nhà máy sản xuất với công suất trên 3 triệu lít /01 năm.
- Quận (Huyện): Cấp giấy phép cho các trường hợp xin giấy phép sản xuất rượu thủ công để bán hoặc tiêu dùng tại chỗ .
Hướng dẫn soạn hồ sơ xin giấy phép sản xuất rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công (theo mẫu);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy;
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
5. Bản liệt kê tên hàng hóa sản phẩm rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa sản phẩm rượu mà tổ chức, cá nhân dự kiến sản xuất.
Nộp hồ sơ lên Phòng Công Thương (thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất).Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Công Thương . Trường hợp từ chối cấp phép thì cơ quan chức năng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Công ty Tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.