Thủ tục, hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm dành cho doanh nghiệp

07/10/2020 | 619

Công bố sản phẩm là gì?

Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải công bố sản phẩm của mình đáp ứng yêu cầu về chất lượng an toàn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Sản phẩm được công bố không chỉ nhằm bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; mà còn giúp chính cơ sở gia tăng uy tín cũng như hạn chế các rắc rối phát sinh khi cơ quan nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Những sản phẩm bắt bưộc phải công bố

Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở phải thực hiện công bố sản phẩm chỉ khi sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm sau:

– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

– Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em từ 36 tháng tuổi trở xuống.

– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

634546cf1fbb14c2a8abc986dba3da6e-DIM2_24092019_912_23b952

Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm những gì?

Tùy thuộc nguồn gốc của sản phẩm http://tuvanloithe.com/dich-vu/giay-phep-con/giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-phammà cơ sở cần chuẩn bị những giấy tờ tương ứng như sau:

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm trong nước:

– Bản công bố sản phẩm trong nước;

– Bản chính hoặc bản sao chứng thực của Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Bản chính hoặc bản sao có xác nhận của Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm nhập khẩu:

– Bản công bố sản phẩm nhập khẩu;

– Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate);

– Bản chính hoặc bản sao chứng thực của Phiếu kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Bản chính hoặc bản sao có xác nhận của Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;

– Giấy chứng nhận cơ sở đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Quy trình công bố sản phẩm

– Đăng ký tài khoản doanh nghiệp tại Hệ thống trực tuyến;

– Đăng nhập và nộp hồ sơ;

– Nộp phí thẩm định;

– Nộp lệ phí cấp số và nhận kết quả xử lý hồ sơ trực tuyến là Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Lưu ý: Sau khi nộp hồ sơ hoặc đã nhận kết quả, bạn có thể tra cứu công bố sản phẩm, kiểm tra thông tin hồ sơ hoàn toàn miễn phí tại Hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Luật Thiên Mã sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Cơ quan thẩm quyền công bố chất lượng sản phẩm

Hiện nay, việc công bố sản phẩm được thực hiện trực tuyến một cách dễ dàng tại Hệ thống cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tương ứng với loại sản phẩm được công bố, cụ thể là:

– Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa được phép sử dụng trong thực phẩm.

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

–  Nếu có nhu cầu công bố nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền của cả hai cơ quan trên thì cơ sở lựa chọn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng với từng loại thực phẩm hoặc nộp tất cả về Bộ Y tế.

Thời gian đăng ký công bố chất lượng sản phẩm bao lâu

Trong trường hợp hồ sơ đã nộp đầy đủ và hợp lệ thì thời gian thụ lý là khác nhau tùy thuộc loại sản phẩm được công bố:

– Đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

– Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: 21 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là nội dung chia sẻ từ Tư vấn Lợi Thế về thủ tục và hồ sơ công bố sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi còn đảm nhiệm những dịch vụ giấy phép đăng ký kinh d oanh, giấy phép con khác như: thành lập doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tạm dừng hoạt động doanh nghiệp, công bố mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, báo giá thực hiện thủ tục này hiệu quả nhất, nhanh nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0987.860.038.