Mở rộng thêm các đối tượng và hành vi nguy hiểm là bạo lực gia đình

10/07/2023 | 153

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã tăng thêm số lượng các điều trong nội dung, đồng thời cũng có nhiều thay đổi để phòng chống các hành vi bạo lực gia đình mới được xuất hiện một cách hiệu quả hơn.

Theo đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã mở rộng thêm các đối tượng điều chỉnh của luật.

Trước đây, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 chỉ hướng tới mối quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái trong mối quan hệ gia đình, hoặc đã ly hôn hay sống chung như vợ chồng.

Nhưng tới nay đã mở rộng sang tới mối quan hệ anh chị em của người đã ly hôn, người sống chung như vợ chồng, hay với những người từng là bố mẹ nuôi và con nuôi.

Đồng thời cũng đưa thêm nhiều hành vi là bạo lực gia đình để phù hợp với tình hình mới, có thể kể tới như:

– Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

–  Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

– Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

– Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

– Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.

 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luậtdoanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)