Chăm sóc và điều trị Covid-19 trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào?
27/04/2022 | 2861. Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị Covid-19
Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở mỗi người là khác nhau, với trẻ sơ sinh cũng vậy phụ thuộc vào từng biến thể và tình trạng sức khỏe của người mắc. Với trẻ sơ sinh, triệu chứng ghi nhận phổ biến nhất là sốt, ho, có thể kèm theo một số dấu hiệu khác như đau đầu, chảy mũi, tiêu chảy, đau họng, ăn kém, nôn mửa,… Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 nhưng không có biểu hiện gì hoặc biểu hiện thoáng qua khiến các bậc phụ huynh không chú ý.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng như hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện đặc trưng trên hoặc từng tiếp xúc gần với F0, cha mẹ nên khai báo đến y tế địa phương để được hướng dẫn xét nghiệm. Cha mẹ có thể tự mua que test nhanh tại nhà nhưng phải đảm bảo test đúng cách để phát hiện sớm nếu trẻ không may dương tính với Covid-19.
Tùy vào tình hình sức khỏe và triệu chứng của trẻ mà cán bộ y tế sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, tự theo dõi tại nhà hoặc phải đưa trẻ đến bệnh viện theo dõi. Không nên chủ quan bởi chủng virus này gây ra nhiều tổn thương cho cơ quan hô hấp, để lại di chứng nặng nề nếu không điều trị tốt. Đặc biệt với các trẻ có sức khỏe yếu, mắc bệnh lý nền, bệnh lý bẩm sinh thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng cao hơn.
2. Điều trị Covid-19 trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19 khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, tuy nhiên cần bình tĩnh xử lý, liên hệ với cơ quan y tế để được hỗ trợ thay vì đưa trẻ đến bệnh viện vừa làm quá tải bệnh viện, vừa khiến trẻ mệt mỏi hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc và điều trị Covid-19 trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể tham khảo:
2.1. Theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh của trẻ
Trẻ sơ sinh chưa biết nói và thể hiện biểu hiện rõ ràng, vì thế mà nhận định triệu chứng bệnh rất khó khăn. Muốn theo dõi sức khỏe của trẻ, bắt buộc các bậc phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra, đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường như: sốt cao không dứt, ngủ li bì, lười bú hơn,… Các dấu hiệu này thường thấy ở tình trạng nhiễm Covid-19 nặng, cần liên hệ y tế để được hỗ trợ.
Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 ở tình trạng bệnh nhẹ. Hầu hết trẻ được đưa đến bệnh viện có tình trạng sốt nhẹ đến sốt cao, đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt. Dấu hiệu khó thở, li bì,… khá hiếm gặp, với các trường hợp nhẹ này thì cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho con.
Không nên lo lắng thái quá, vội vàng đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi phát hiện trẻ dương tính với Covid-19 hay có biểu hiện triệu chứng.
2.2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mắc Covid-19
Với trẻ sơ sinh nhiễm Covid-19, đầu tiên cha mẹ cần đánh giá đúng tình trạng sốt cho trẻ bằng cách cặp nhiệt kế đo ở nách hoặc hậu môn. Trẻ bắt đầu sốt từ 38.5 độ C trở lên cần sử dụng thuốc hạ sốt đường uống hoặc đường đặt hậu môn, tránh sốt quá cao nguy hiểm.
Thuốc hạ sốt có thể dùng cho trẻ sơ sinh là Paracetamol liều nhỏ 10 – 15 miligam cân nặng, dùng trong 4 – 6 giờ. Sau khoảng 1 – 2 giờ dùng thuốc, nếu trẻ hạ nhiệt xuống nghĩa là đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt. Nếu trẻ vẫn sốt thì tiếp tục theo dõi, nếu không đáp ứng với thuốc hạ sốt (cơ thể hạ nhiệt sau khi dùng) thì cần thông tin đến cán bộ y tế để được hướng dẫn.
Bên cạnh việc theo dõi nhiệt độ và hạ sốt cho trẻ, cần chú ý cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và uống nước. Ngoài nước uống, có thể pha cho trẻ uống nước điện giải pha đúng hàm lượng. Lưu ý phải cho trẻ uống từ đúng, đúng hàm lượng mỗi 15 – 20 phút/lần để thuốc thấm tốt hơn, tránh gây nôn trớ cho trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị Covid-19 và các triệu chứng bệnh thường bú kém đi, mẹ không nên cố ép trẻ bú nhiều, thay vào đó nên cho trẻ bú nhiều lần mỗi lần ít hơn bình thường. Khi đã kiểm soát tốt yếu tố nhiệt độ, dinh dưỡng và uống nước đầy đủ, hầu hết trẻ sơ sinh bị Covid-19 sẽ tiến triển bệnh tốt sau từ 24 – 48 giờ.
2.3. Chăm sóc khi trẻ bị sốt cao co giật
Bắt đầu khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc dùng hạ sốt đường đặt hậu môn nhằm giảm thân nhiệt. Thân nhiệt quá cao sẽ khiến trẻ bị co giật, đây là dấu hiệu nặng cần chú ý lưu ý.
Khi trẻ bị như vậy, đầu tiên đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, đầu ngửa nhẹ và nghiêng sang một bên. Tuyệt đối không cho trẻ bú hay ăn bất cứ thứ gì có thể gây ngạt thở, tụt lưỡi. Thông thường cơn co giật chỉ kéo dài 1 – 2 phút, sau đó nếu môi và tứ chi của bé ấm, hồng bình thường thì có thể yên tâm.
Khi nhiệt độ cơ thể trẻ giảm hơn, tình trạng co giật cũng đỡ, bố mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Co giật do sốt cao đơn thuần sẽ dễ xử lý hơn so với co giật phức hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
2.4. Dùng thuốc điều trị Covid-19 cho trẻ
Hiện nay chưa có thuốc kháng virus cho trẻ sơ sinh, vì thế khi trẻ nhiễm Covid-19 thì chủ yếu điều trị triệu chứng cho trẻ. Vì thế việc theo dõi triệu chứng của trẻ là rất quan trọng, bất cứ trường hợp có dấu hiệu nặng đều phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị.
Hầu hết khi trẻ bị Covid-19 với tình trạng sốt sẽ cần điều trị với thuốc hạ sốt, ngoài ra có thể điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh,… nếu bị viêm phổi nặng hay các biến chứng bệnh khác.
Công ty Tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.