2 cách phân loại vị trí việc làm để trả lương từ tháng 7/2024 [Dự kiến]

16/10/2023 | 585

Cách phân loại vị trí việc làm để trả lương từ tháng 7/2024

Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội ngày 30/9 về việc quản lý cán bộ, công chức Bộ Nội vụ cho biết công chức cả nước sẽ được trả lương theo vị trí việc làm và dự kiến đến quý IV/2023, Chính phủ sẽ chỉ đạo bộ ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, hướng đến trả lương, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá, quy hoạch cán bộ, công chức theo phương pháp này.

Theo Bộ Nội vụ thì có 02 cách phân loại vị trí việc làm để trả lương từ tháng 07/2024 (thời gian dự kiện thực hiện cải cách tiền lương) như sau:

Cách thứ nhất là theo khối lượng công việc, như dựa theo vị trí do một người đảm nhiệm; vị trí nhiều người đảm nhiệm; việc làm kiêm nhiệm.

Cách thứ hai là phân loại theo tính chất, nội dung công việc như vị trí lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ.

Bộ Nội vụ cũng đã xây dựng 6 nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo chức vụ, chức danh, vị trí việc làm. Gồm:

Một là xây dựng 5 bảng lương mới;

Hai là chế độ phụ cấp;

Ba là chế độ tiền thưởng;

Bốn là chế độ nâng bậc lương;

Năm là nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương;

Và thứ sáu là quản lý tiền lương và thu nhập.

Lương cán bộ công viên chức hiện nay được tính theo lương cơ sở x hệ số lương.

Lương cơ sở căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng của thị trường và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Hệ số lương trong bảng lương thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí cũng như cấp bậc công việc dựa trên trình độ, bằng cấp của công viên chức.

Lương cơ sở hiện vẫn ở mức thấp, từ 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng. Bên cạnh đó hệ số lương cũng ít có sự thay đổi, không tạo ra động lực cho người lao động.

Do đó, cải cách tiền lương, thực hiện chi trả lương theo vị trí việc làm là điều cần thiết và cần được sớm được triển khai thực hiện.

Theo Bộ Nội vụ, có 861 vị trí việc làm cán bộ, công chức, trong đó nhóm lãnh đạo, quản lý có 137 vị trí; nhóm công chức nghiệp vụ chuyên ngành 665 vị trí; nhóm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung 37 vị trí; nhóm hỗ trợ, phục vụ 22 vị trí. Cán bộ, công chức cấp xã có 17 vị trí, trong đó 11 vị trí cán bộ chuyên trách, 6 vị trí công chức xã. Đến nay, 16/20 bộ ngành ban hành vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành. Phó thủ tướng trong tháng 7/2023 cũng đã đốc thúc các bộ ngành sớm xây dựng vị trí việc làm công viên chức trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập nhằm phục vụ cải cách tiền lương.

Nguyên tắc xây dựng bảng lương đối với công chức

Theo Nghị quyết 27, về nguyên tắc xây dựng bảng lương cho cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã:

  • – Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị;
  • – Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất;
  • – Giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau;
  • – Mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

Bên cạnh đó, sẽ quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương mà không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương;

Đồng thời, không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo: xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức

Mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

  • – Mức lương như nhau nếu cùng mức độ phức tạp công việc
  • – Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
  • – Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)