Tìm hiểu về về điều kiện thành lập công ty/doanh nghiệp

18/08/2023 | 246

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Khi một cá nhân, tổ chức muốn mở công ty thì phải là đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định của khoản 2, Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, tất cả cá nhân, tổ chức đều được quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:

– Đơn vị vũ trang nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình;

– Viên chức, công chức hoặc cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

– Hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, ngoại từ những người được cử làm nhiệm vụ đại diện theo theo uỷ quyền để quản lý vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong công ty mà Nhà nước sở hữu, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

– Tất cả cá nhân, tổ chức đều được phép thành lập doanh nghiệp trừ các trường hợp luật định

– Tất cả cá nhân, tổ chức đều được phép thành lập doanh nghiệp trừ các trường hợp luật định

–  Người chưa đủ tuổi thành niên; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.

– Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành quyết định xử phạt hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở bắt buộc; chấp hành hình phạt tù; người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm một công việc cụ thể có liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án.

– Cá nhân giữ chức vụ quản lý của công ty đã bị tuyên bố phá sản mà có hành vi cố ý vi phạm quy định liên quan thì sẽ bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm (quy định tại khoản 3, Điều 130 Luật Phá sản 2014).

– Cá nhân giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần (điểm b, khoản 2, Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Theo quy định pháp luật về điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải kinh doanh các ngành, nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh. Điều này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

– Các tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm.

– Các tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm.

Ngành nghề được kinh doanh:
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Điều kiện kinh doanh:
Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức:
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
+ Chứng chỉ hành nghề.
+ Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
+ Xác nhận vốn pháp định.
+ Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những ngành nghề kinh doanh bị cấm:
Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh.

Để đảm bảo thủ tục nhanh chóng, gọn nhẹ không vi phạm quy định của pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập

Khi thành lập công ty, người sáng lập cũng phải chú ý đến tên doanh nghiệp mà bạn dự kiến thành lập.

Cụ thể là tên doanh nghiệp phải viết bằng tiếng Việt, được phép kèm theo chữ số, ký hiện, bao gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.

Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp không nằm trong những điều cấm như sau:

– Không được đặt tên trùng hoặc tên có khả năng gây nhầm lẫn với tên của một doanh nghiệp nào khác đã đăng ký trước đó.

– Không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ lực lượng nhân dân,  tổ chức chính trị – xã hội để làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chấp thuận.

– Cấm hành vi sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc nhằm đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Để thực hiện theo quy định pháp luật, trước khi đăng ký kinh doanh, các nhà sáng lập nên chọn ra một số tên doanh nghiệp dự kiến, sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm để khách hàng, đối tác liên lạc của doanh nghiệp đó.

Địa chỉ trụ sở chính phải có đầy đủ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc xóm, thôn, ấp, phường, xã, huyện, thị trấn, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có số điện thoại liên hệ, số fax và email (nếu có).

Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

Người thành lập doanh nghiệp phải kê khai các nội dung trong hồ sơ đăng ký một cách trung thực, chính xác. Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.

Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà người sáng lập mong muốn, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Ngay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Lệ phí này có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản ngân hàng của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho người nộp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)