Tôi không bỏ việc, tôi bỏ người quản lý!

27/06/2020 | 899

Bạn thường nghe sếp của bạn hay các cấp quản lý khác phàn nàn về việc những nhân viên tốt nhất của họ thường bỏ đi. Điều đó gây ra nhiều tốn kém và rắc rối cho công việc.

Khi điều đó xảy ra, quản lý thường đổ lỗi cho tất cả mọi thứ trên đời. Nhưng họ quên mất điểm mấu chốt của vấn đề: người ta không bỏ việc, người ta bỏ người quản lý.

agdàg

 Tư vấn Lợi Thế chia sẻ với bạn 9 điều sẽ khiến những nhân viên tốt nghỉ việc:

1. Bắt nhân viên làm việc quá nhiều

Không gì tàn phá một nhân viên tốt hơn là bắt họ làm quá nhiều việc. Ý tưởng cho những nhân viên giỏi nhất giải quyết tất cả mọi công việc khó khăn thật hấp dẫn, bởi nó dễ dàng và thường rất hiệu quả. Rất nhiều nhà quản lý đã rơi vào cái bẫy này.

Phải làm việc quá nhiều khiến các nhân viên tốt cảm thấy bối rối và tạo ra cảm giác họ bị trừng phạt chỉ bởi họ làm quá tốt công việc của họ.

Làm việc quá nhiều khiến các nhân viên tốt cảm thấy bối rối và tạo ra cảm giác họ bị trừng phạt

Làm việc quá nhiều là phản khoa học. Một nghiên cứu từ đại học Stanford chỉ ra rằng, khi thời gian làm việc vượt quá 50 giờ mỗi tuần, năng suất giảm đi rất nhiều và khi vượt mốc 55 giờ, hiệu suất giảm tới mức có làm thêm cũng không đem về hiệu quả.

Nếu như bạn cần tăng khối lượng công việc của những nhân viên giỏi, tốt nhất là bạn hãy đồng thời cho họ thêm quyền lợi như lương thưởng, thăng chức. Các nhân viên có tài có thể làm nhiều việc hơn nhưng chỉ khi họ được tưởng thưởng xứng đáng.

Nếu không được ghi nhận, họ sẽ sẵn sàng tìm công việc khác.

2. Không ghi nhận đóng góp và thưởng cho hiệu quả làm việc tốt

Người ta thường đánh giá thấp sức mạnh của những lời động viên. Đặc biệt với những nhân viên hàng đầu, những người thường có khả năng tự động viên bản thân. Ai cũng thích được khen, nhất là những người hết mình với công việc.

Quản lý cần phải tìm ra những điều các nhân viên giỏi thích. Với nhiều người, đó là tăng lương. Với một số người khác đó là việc được ghi nhận. Sau đó, hãy tìm cách thưởng mỗi khi họ hoàn thành tốt công việc. Với nhân viên tốt nhất, bạn có thể phải thưởng liên tục, nhưng họ thực sự xứng đáng với điều đó.

3. Không quan tâm đến nhân viên

Hơn một nửa nhân viên nghỉ việc do quan hệ với sếp không tốt. Một công ty thông minh cần chắc chắn rằng các quản lý biết cách cân bằng giữa thái độ chuyên nghiệp và sự ân cần quan tâm.

Đó là những người sếp biết chúc mừng thành công của nhân viên, cùng họ vượt qua những thời điểm khó khăn. Những ông sếp thất bại trong việc thực sự quan tâm đến nhân viên luôn có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao.

Làm việc hơn 8 tiếng một ngày với một người không biết động viên, không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài hiệu quả công việc của bạn là không thể.

4. Không coi trọng cam kết

Giữ lời là điều rất quan trọng với các cấp lãnh đạo. Khi bạn đưa ra một cam kết và giữ lời, bạn giành được sự kính trọng của nhân viên. Khi giữ lời, bạn sẽ trở nên đáng kính và đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người, đó là hai phẩm chất quan trọng của bất cứ cấp lãnh đạo nào.

Khi bạn nuốt lời,. bạn khiến họ cảm giác bị thiếu tôn trọng. Đồng thời hình ảnh của bạn cũng trở nên bớt đáng tin hơn trong mắt nhân viên. Sau tất cả, nếu sếp không giữ lời, tại sao nhân viên phải giữ?

5. Tuyển và thăng chức nhầm người

Những nhân viên chăm chỉ muốn làm việc với những người có thái độ làm việc giống như họ. Khi quản lý không nỗ lực tuyển những nhân viên tốt, đó là cách tước bỏ động lực làm việc của họ.

Thăng chức nhầm người thậm chí còn tệ hơn. Hãy tưởng tượng, bạn làm việc hết sức với hi vọng được thăng tiến. Cơ hội đó, cuối cùng được trao cho một ai đó chẳng làm gì cả. Đó là một sự sỉ nhục. Tất nhiên không có gì lạ khi những nhân viên tốt sẽ bỏ đi.

6. Không để nhân viên thỏa mãn đam mê

Những nhân viên tài năng thường là nhân viên thực sự đam mê một điều gì đó. Tạo cơ hội cho họ thỏa mãn đam mê là cách tốt nhất để tăng hiệu quả và sự hài lòng với công việc. Nhưng đa số các quản lý chỉ muốn nhân viên tập trung vào làm việc. Những quản lý này sợ rằng hiệu quả công việc sẽ giảm nếu họ để nhân viên thỏa mãn đam mê của mình.

Khi bạn nuốt lời,. bạn khiến họ cảm giác bị thiếu tôn trọng. Đồng thời hình ảnh của bạn cũng trở nên bớt đáng tin hơn trong mắt nhân viên

Nhưng các nghiên cứu không cho rằng như vậy. Những con số chỉ ra rằng con người được thỏa mãn đam mê trong quá trình làm việc, thoải mái trong suy nghĩ có hiệu năng làm việc gấp 5 lần những người khác.

7. Thất bại trong việc phát triển kỹ năng của nhân viên

Khi quản lý được hỏi về việc thiếu chú ý tới nhân viên, họ thường cố gắng đổ lỗi cho những điều như: “tin tưởng”, “chủ động”, “trao quyền”. Những điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Một người quản lý tốt cần quan tâm, chịu khó lắng nghe và liên tục phản hồi ngay cả với nhân viên rất giỏi.

Việc quản lý có thể có điểm bắt đầu nhưng chắc chắn nó không có kết thúc. Khi bạn có một nhân viên tài năng, bạn cần phải liên tục tìm ra các lĩnh vực mà họ có thể cải thiện và mở rộng khả năng của họ. Những nhân viên tài năng nhất muốn nhận nhiều góp ý hơn những người kém.

Trách nhiệm của người quản lý là phải liên tục giúp nhân viên trở nên tốt hơn. Nếu bạn không làm, những người tài năng nhất của bạn sẽ cảm thấy buồn chán và muốn nghỉ việc.

8. Thất bại trong việc khơi dậy khả năng sáng tạo của họ

Những nhân viên tài năng nhất luôn tìm cách cải tiến mọi thứ họ làm. Nếu bạn tước đi hứng thú đó của họ chỉ bởi vì bạn cảm thấy thoải mái với những thứ hiện có, họ sẽ trở nên căm ghét công việc. Hạn chế sáng tạo không chỉ giới hạn khả năng của nhân viên mà còn hạn chế chính khả năng của người quản lý.

9. Thất bại trong việc thử thách trí tuệ nhân viên

Một người sếp tuyệt vời là người biết thử thách nhân viên hoàn thành các công việc mà lúc đầu họ không nghĩ rằng họ làm được. Thay vì đặt mục tiêu dễ dàng, họ đặt ra thử thách cho nhân viên. Sau đó, những người sếp này sẽ dùng mọi cách để hỗ trợ nhân viên thành công. Khi những nhân viên tài năng và thông minh nghĩ rằng công việc của họ quá dễ dàng và nhàm chán, họ sẽ tìm các công việc khác thử thách hơn.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:

  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
  • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
  • Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038

Email: hoangtham.ltk@gmail.com