THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

04/04/2020 | 558

HỎI:

Muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống có phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không? Thủ tục xin giấy phép như thế nào? 

ĐÁP:

CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
– Nghị định 38/2012/ NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
– Thông tư 16/2012/TT-BYT quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
– Thông tư 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Vậy, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống phải được cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
79710949_1834762506658343_2456255736036982784_n
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP
1. Điều kiện xin giấy phép vệ sinh ATTP
* Điều kiện chung:
Cơ sở dịch vụ ăn uống phải được thành lập hợp pháp, tức là dưới dạng hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp; có đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan tới dịch vụ ăn uống.
* Điều kiện riêng:
– Địa điểm, diện tích phải đạt khoảng cách an toàn đối với những nguồn nguy hiểm như: Nguồn bệnh, nguồn độc hại, nguồn ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Nguồn nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ đủ tiêu chuẩn trong quá trình xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau;
– Có đầy đủ trang thiết bị tẩy rửa và khử trùng, nước sát trùng, các loại thiết bị phòng, chống côn trùng và các loài động vật gây hại;
– Hệ thống xử lý chất thải phải đạt tiêu chuẩn và vận hành một cách thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố chất lượng thực phẩm và lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở;
– Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy khám sức khoẻ, giấy xác nhận kiến thức và thực hành theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ
2.1 – Hồ sơ xin cấp giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP:
– Đơn xin xác nhận kiến thức vệ sinh ATTP;
– Danh sách các thành viên tham gia xác nhận kiến thức vệ sinh ATTP;
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên tham gia xác nhận kiến thức vệ sinh ATTP.
2.2 – Hồ sơ xin cấp giấy vệ sinh ATTP:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký ngành nghề cơ sở;
– Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và dụng cụ bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm;
– Bản vẽ mặt bằng cơ sở;
– Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thực phẩm của cơ sở;
– Bản sao giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh trong cơ sở.
– Danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh trong cơ sở.
3. Thủ tục cấp Giấy phép vệ sinh ATTP:
– Quý khách nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công tỉnh.
– Trung tâm hành chính công tỉnh tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và sẽ thông báo bằng việc gửi văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ nộp không hợp lệ.
– Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc Chi cục sẽ có quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa.
Cơ sở đủ kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
———————-
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
Hotline: 0987.860.038
Gửi email: hoangtham.ltk@gmail.com
Facebook: Thanhlapcongty Hungyen
Fanpage: Tư vấn Luật doanh nghiệp Lợi Thế – Hưng Yên