Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

17/05/2020 | 855

dầg

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, không có con dấu.

Từ ngày 10/10/2018, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh ở các địa điểm trong tỉnh (nơi đặt trụ sở doanh nghiệp) hoặc khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện là có thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh không được quyền đăng ký con dấu riêng và phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ.
Địa điểm kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, vẫn thực hiện việc kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh chỉ phải đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình (mức thuế môn bài áp dụng cho 01 địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) cho 01 năm tài chính hoạt động.
Các bước thành lập địa điểm kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm:

·         Thông báo lập địa điểm kinh doanh;

·         Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

·         Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người đứng đầu địa điểm không đồng thời là người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty;

·         Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ;

·         Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

·         Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh và chờ nhận kết quả .

Nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc tỉnh/ thành phố dự định mở địa điểm kinh doanh.

Công ty tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038 hoặc Email: hoangtham.ltk@gmail.com