Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp

28/01/2022 | 588

Các loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp cần phải định giá

Căn cứ tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (LDN 2020), tài sản góp vốn bao gồm:

  • Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 36 LDN 2020 thì tài sản cần phải định giá là những tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Tại khoản 2 Điều 36 LDN 2020 quy định đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ do:

  • Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận.
  • Hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá đối với tài sản góp vốn này. Trường hợp tài sản góp vốn do tổ chức thẩm định giá định giá thì phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
  • Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
  • Tại Khoản 3 Điều 36 LDN 2020 quy định đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ do:
  • Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên trường hợp đây là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.
  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.
  • Hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá đối với tài sản góp vốn này. Trường hợp tài sản góp vốn này do tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

Các phương pháp định giá

Thỏa thuận

Căn cứ tại khoản 2 Điều 36 LDN 2020 thì tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận.

Đồng thuận có nghĩa là không có sự phản đối nào dựa trên sự tự do, tự nguyện. Để đạt được đồng thuận, người ta phải tiến hành thảo luận, thương lượng, đồng thời sử dựng các kỹ thuật nhằm dung hòa giữa các bên.

Theo nguyên tắc này, một quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập nhất trí thông qua. Quyết định sẽ không được thông qua nếu có chỉ một thành viên, cổ đông sáng lập phản đối, vì vậy nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các thành viên, cổ đông sáng lập tham gia.

Nhờ đơn vị định giá

Căn cứ khoản 2 Điều 36 LDN 2020 quy định tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp có thể do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Theo khoản 15 Điều 4 Luật giá năm 2012 thì thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Các căn cứ để xác định giá trị tài sản

  • Việc góp định giá tài sản vốn là vô cùng quan trọng bởi mục đích của nó là xác định giá trị phần vốn góp vào công ty của người góp vốn. Giá trị phần vốn góp này sẽ tương ứng với phần quyền lợi người đó nhận lại từ công ty nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các thành viên công ty.
  • Đối với tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì:
  • Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
  • Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
  • Đối với tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp/công ty, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì:
  • Người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
  • Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)