Tại sao bạn khởi nghiệp thất bại?

29/08/2020 | 506

 

Hăm hở và quyết tâm khởi nghiệp. Chuẩn bị các điều kiện một cách chu đáo để khởi nghiệp. Vậy mà vẫn không ít người thất bại.

Tại sao?

Có rất nhiều lí do mà thậm chí lần một, lần hai đứng lên sau thất bại vẫn thất bại, bạn vẫn không tự trả lời được.

Hãy cùng Tư vấn L ợi Thế điểm mặt một số “sát thủ” giấu mặt khiến bại cứ mãi quay về xuất phát điểm “start up” nhé.

 

TS

1. Bắt đầu khởi nghiệp với những lý do sai lầm

Một trong những lý do khiến các nhà khởi nghiệp thất bại là họ đã bắt đầu kinh doanh với những lý do chưa thật sự xác đáng.

Bạn muốn kinh doanh để có được nhiều tiền hơn?
Bạn nghĩ rằng nếu kinh doanh riêng thì mình sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình?
Bạn nghĩ rằng nếu tự khởi nghiệp thì mình sẽ không còn phải nghe lệnh hay chịu những tác động tiêu cực của các vị sếp khó tính?

Đó đúng là quyền lợi của những nhà khởi nghiệp thành công sau một thời gian dài làm việc chăm chỉ. Nhưng đó lại không phải là lý do đúng đắn để bắt đầu.

Vậy đâu là những lý do để bắt đầu một sự nghiệp thành công? Có thể kể đến như:

• Bạn có niềm đam mê, yêu thích với những gì mình đang làm và có niềm tin mạnh mẽ (dựa trên nghiên cứu và điều tra có cơ sở) rằng sản phẩm/dịch vụ của mình sẽ đáp ứng được nhu cầu thực sự của thị trường.
• Bạn có định hướng rõ ràng, sự quyết tâm, kiên nhẫn và một thái độ tích cực. Càng vấp phải sự phản đối, bạn lại càng quyết tâm.
• Thất bại không đánh gục bạn. Bạn học hỏi từ những sai lầm của mình và sử dụng những bài học này để thành công hơn trong lần tới. Đa số các chủ doanh nghiệp thành công đều chia sẻ rằng sự thành công của họ được xây dựng từ những thất bại trước đó.
• Bạn sở hữu khả năng độc lập và có thể “nhảy số” khi cần một giải pháp thông minh trong hoàn cảnh bị hạn chế về thời gian.
• Bạn hòa đồng và có khả năng giao tiếp với nhiều thể loại người khác nhau.

2. Thị trường quá nhỏ hoặc không có thị trường

Những ý tưởng kinh doanh tốt cũng có thể thất bại nếu không có thị trường cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bán, hoặc thị trường đột nhiên biến mất do những ảnh hưởng từ thay đổi kinh tế hay thiên tai, dịch bệnh.

Và kể cả khi có thể dự đoán trước được những sự thay đổi về kinh doanh hay đã có sự chuẩn bị cho những thảm họa bất khả kháng, nhà khởi nghiệp cũng cần xác định trước rằng thị trường nào là nơi để bán sản phẩm/dịch vụ của mình; và thị trường đó liệu có đủ lớn để sinh lãi hay không. Hãy nhớ thị trường này nên là một nhóm khách hàng dễ nhận biết mà doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận với chi phí tiếp thị và nguồn tài nguyên hiện đang có.

Trong quá trình kinh doanh sau đó, nhà khởi nghiệp cũng luôn cần theo dõi thị trường và những khách hàng của mình dựa trên những sự thay đổi đang diễn ra để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

3. Yếu kém trong quản lý

Nhiều báo cáo về thất bại kinh doanh thường chỉ ra rằng sự yếu kém trong quản lý là lý do số một cho thất bại của các doanh nghiệp khi mới bắt đầu. Nhiều chủ doanh nghiệp mới thường là những kỹ sư, nhân viên văn phòng… có ý tưởng nhưng thiếu chuyên môn kinh doanh và quản lý.

Họ đều có khả năng tập hợp đội ngũ và định hướng cả đội đi theo một mục tiêu; nhưng lại thiếu hụt kiến thức cùng kỹ năng trong các lĩnh vực như: tài chính, mua, bán, sản xuất, truyền thông, tuyển dụng và quản lý nhân viên… Nếu nhà khởi nghiệp không sớm nhận ra những gì họ làm không tốt và tìm kiếm giải pháp, công ty có thể sẽ thất bại và phá sản.

Một nhà khởi nghiệp thành công phải là một nhà lãnh đạo giỏi. Họ tạo ra môi trường làm việc và khuyến khích đội ngũ của mình làm việc hiệu quả trong thời điểm mới bắt đầu. Họ có kỹ năng chiêu mộ những người có tiềm năng để đào tạo và tin tưởng ủy thác công việc trong tương lai. Họ cũng có tầm nhìn tư duy chiến lược, có thể biến lý thuyết thành hiện thực, đương đầu với những sự thay đổi và nắm bắt được những khả năng có thể xảy ra trong tương lai.

4. Vốn không đủ

Một lý do khác cũng khá phổ biến với các công ty khởi nghiệp thất bại là không có đủ tiền hoạt động. Như đã đề cập ở trên, không ít nhà khởi nghiệp thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh thường không hiểu dòng tiền hoặc đánh giá thấp số tiền họ cần để bắt đầu kinh doanh. Kết quả là, họ buộc phải đóng cửa trước khi được nhìn thấy cơ hội thành công. Bên cạnh đó, những nhà khởi nghiệp này đôi khi cũng có những kỳ vọng không thực tế về doanh thu bán hàng.

Trước khi bắt đầu kinh doanh, điều bắt buộc là phải xác định rằng công ty sẽ cần bao nhiêu tiền để vận hành. Bạn không chỉ cần biết các chi phí khi bắt đầu kinh doanh mà còn phải dự trù cả những chi phí sẽ phát sinh trong kinh doanh. Phần nhiều các công ty khởi nghiệp phải mất ít nhất một, hai năm để có doanh thu. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần đủ tiền để trang trải mọi chi phí cho đến khi doanh thu của công ty có thể trả cho những chi phí này.

5. Thiếu kế hoạch

 

Bất kỳ ai đã từng triển khai một sự kiện lớn đều biết rằng, nếu không có kế hoạch chiến lược bài bản và làm việc chăm chỉ thì thành công sẽ không bao giờ tới. Điều này cũng tương tự khi nói về hầu hết những thành công trong kinh doanh.

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại vì những thiếu sót cơ bản trong kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh cần phải đảm bảo tính thực tế, dựa trên thông tin chính xác về tình hình hiện tại và đưa ra dự đoán có tính định hướng cho tương lai.

Yếu tố cấu thành một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm:

• Mô tả về doanh nghiệp, tầm nhìn, mục tiêu và chìa khóa để thành công
• Phân tích thị trường
• Nhu cầu nhân lực
• Các vấn đề và giải pháp tiềm năng
• Tài chính: vốn thiết bị và danh sách cung ứng, bảng cân đối, báo cáo thu nhập và phân tích dòng tiền, dự báo doanh thu và chi phí
• Phân tích cạnh tranh
• Các hoạt động tiếp thị, truyền thông và quảng cáo
• Ngân sách và quản lý tăng trưởng công ty

6. Mở rộng quá mức

Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhầm lẫn giữa thành công với việc họ có thể mở rộng việc kinh doanh của mình nhanh như thế nào. Tập trung vào tăng trưởng chậm và ổn định mới là định hướng tối ưu. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp phá sản đáng tiếc xảy ra do sự mở rộng nhanh chóng của doanh nghiệp.

Tất nhiên, chủ doanh nghiệp cũng không nên tự kìm hãm sự phát triển. Khi doanh nghiệp đã có một cơ sở khách hàng vững chắc và dòng tiền tốt, hãy cân nhắc đến việc mở rộng. Một số dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp nên mở rộng kinh doanh có thể kể đến như: Không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời hay nhân viên gặp khó khăn trong việc theo kịp nhu cầu sản xuất…

Nếu việc mở rộng kinh doanh đã được đảm bảo sau khi xem xét, nghiên cứu và phân tích cẩn thận, chủ doanh nghiệp hãy phát triển một hệ thống với những con người phù hợp để làm tốt việc mở rộng đó. Còn bản thân họ nên tiếp tục tập trung vào sự phát triển của toàn thể doanh nghiệp chứ không nên bị cuốn hoàn toàn tâm trí vào vấn đề mở rộng kinh doanh.


Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn ph
áp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốđầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn ph
áp luật sở hữu trí tuệ, thuế  kế toán.
• Tư vấn ph
áp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đấđai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho ch
úng tôđể đượNHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com