NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
20/02/2021 | 735mã vạch để Khi mua bán hàng hóa chúng ta cần xem mã số, biết nước sản xuất hàng hóa, quốc gia từ đó dễ dàng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về mã số, mã vạch để biết cách đọc từ đó nhận biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Cấu tạo mã số, mã vạch
Mã số, mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch (phần để cho máy đọc).
Mã số của hàng hoá là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa, được dùng để phân biệt các loại hàng hóa khác nhau một cách nhanh chóng và chính xác.
Mã số
Hiện nay, trên thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau:
- Hệ thống UPC (Universal Product Code) được sủ dụng ở Mỹ và Canada.
- Hệ thống EAN (European Article Number) được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trong hệ thống mã số EAN, các sản phẩm bán lẻ có hai loại mã số: một loại sử dụng 8 con số (EAN-8) và một loại sử dụng 13 con số (EAN-13).
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo (từ trái sang phải) gồm
- Mã quốc gia: Hai hoặc ba con số đầu, được cấp bởi tổ chức mã số vật phẩm quốc tế.
- Mã doanh nghiệp: Gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số. Mã này do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất.
- Mã mặt hàng: Có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp. Mã này do do nhà sản xuất quy định.
- Số kiểm tra: Số cuối cùng, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13. Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:
- Mã quốc gia: Hai hoặc ba con số đầu, giống như EAN-13
- Mã mặt hàng: Bốn hoặc năm con số tiếp theo.
- Mã kiểm tra: Số cuối cùng.
Cấu tạo mã số EAN-8.
Mã vạch
Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ được đặt ngay phía trên mã số. Mã vạch được dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống (mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun) theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C).
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN, thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm. Mã vạch EAN có mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, khi in mã đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt.
Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm, mã vạch EAN-8 có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm.
Mã số, mã vạch Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau: 893MMMMMMXXXC.
Trong đó:
– 893 là mã số về quốc gia Việt Nam.
– MMMMMM là mã số doanh nghiệp được cấp khi đăng ký sản phẩm.
– XXX là dãy số từ 000 đến 9999 do doanh nghiệp đặt cho từng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau (ví dụ: doanh nghiệp đăng ký sản xuất 03 sản phẩm thì sản phẩm 1 là 001, sản phẩm 2 là 002, sản phẩm 3 là 003…).
– C là số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy 12 số 093MMMMMM.
Kỹ năng xem mã vạch – Bước đầu nhận biết hàng thật, hàng giả:
Thứ 1: Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng.
Ví dụ: Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan.
Thứ 2: Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch đó. Nếu kiểm tra không hợp lệ bước đầu có cơ sở để kết luận nghi ngờ đây là hàng giả, hàng nhái. Nguyên tắc kiểm tra như sau:
Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu). Sau đó lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ,còn nếu khác 0 là không hợp lệ, bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái.
Ví dụ: Với hộp kim bấm có mã số 4977564000417, ta sẽ tính xem mã vạch của Nhật Bản trên có phải là hàng thật không?
Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=4+7+5+4+0+4 = 24
Tổng các con số hàng chẵn: B = 9 + 7 + 6 + 0 + 0 + 1 = 23
Bây giờ ta lấy: C = A + B*3 = 24 + 23 * 3= 93
Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13: D = C + 7 (con số ở vị trí cuối cùng) = 93+7=100, con số này có đuôi bằng 0 có thể kết luận đây là mã vạch hợp lệ, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, nếu dùng các loại điện thoại “smart phone” như Iphone, HTC, Samsung Galaxy … có thể tìm hiểu và cài các phần mềm chụp ảnh, quét và nhận dạng mã vạch như BarcodeViet, Scan Life, Barcode Express Pro …. để kiểm tra.
Một số vấn đề lưu ý
Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.
Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
Bảng mã vạch các quốc gia trên thế giới |
|
000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA | 622 GS1 Ai Cập (Egypt) |
020 – 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) | 624 GS1 Libya |
030 – 039 GS1 Mỹ (United States) | 625 GS1 Jordan |
040 – 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) | 626 GS1 Iran |
050 – 059 Coupons | 627 GS1 Kuwait |
060 – 139 GS1 Mỹ (United States) | 628 GS1 Saudi Arabia |
200 – 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) | 629 GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates) |
300 – 379 GS1 Pháp (France) | 640 – 649 GS1 Phần Lan (Finland) |
380 GS1 Bulgaria | 690 – 695 GS1 Trung Quốc (China: 690, 691, 692, 693, 694, 695) |
383 GS1 Slovenia | 700 – 709 GS1 Na Uy (Norway) |
385 GS1 Croatia | 729 GS1 Israel |
387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina) | 730 – 739 GS1 Thụy Điển (Sweden) |
400 – 440 GS1 Đức (Germany) | 740 GS1 Guatemala |
450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan) | 741 GS1 El Salvador |
460 – 469 GS1 Liên bang Nga | 742 GS1 Honduras |
470 GS1 Kurdistan | 743 GS1 Nicaragua |
471 GS1 Đài Loan (Taiwan) | 744 GS1 Costa Rica |
474 GS1 Estonia | 745 GS1 Panama |
475 GS1 Latvia | 746 GS1 Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic) |
476 GS1 Azerbaijan | 750 GS1 Mexico |
477 GS1 Lithuania | 754 – 755 GS1 Canada |
478 GS1 Uzbekistan | 759 GS1 Venezuela |
479 GS1 Sri Lanka | 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland) |
480 GS1 Philippines | 770 GS1 Colombia |
481 GS1 Belarus | 773 GS1 Uruguay |
482 GS1 Ukraine | 777 GS1 Bolivia |
484 GS1 Moldova | 779 GS1 Argentina |
485 GS1 Armenia | 780 GS1 Chi lê (Chile) |
486 GS1 Georgia | 784 GS1 Paraguay |
487 GS1 Kazakhstan | 786 GS1 Ecuador |
500 – 509 GS1 Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) | 789 – 790 GS1 Brazil |
520 GS1 Hy Lạp (Greece) | 800 – 839 GS1 Ý (Italy) |
528 GS1 Li băng (Lebanon) | 840 – 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain) |
529 GS1 Đảo Síp (Cyprus) | 850 GS1 Cuba |
530 GS1 Albania | 858 GS1 Slovakia |
531 GS1 MAC (FYR Macedonia) | 859 GS1 Cộng hòa Séc |
535 GS1 Malta | 865 GS1 Mongolia |
539 GS1 Ireland | 867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea) |
540 – 549 GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg: 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546, 547, 548, 549) | 868 – 869 GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) |
560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal) | 870 – 879 GS1 Hà Lan (Netherlands) |
569 GS1 Iceland | 880 GS1 Hàn Quốc (South Korea) |
570 – 579 GS1 Đan Mạch (Denmark: 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576, 577, 578, 579) | 884 GS1 Cam pu chia (Cambodia) |
590 GS1 Ba Lan (Poland) | 885 GS1 Thái Lan (Thailand) |
599 GS1 Hungary | 888 GS1 Singapore |
600 – 601 GS1 Nam Phi (South Africa) | 890 GS1 Ấn Độ (India) |
603 GS1 Ghana | 893 GS1 Việt Nam |
608 GS1 Bahrain | 899 GS1 Indonesia |
609 GS1 Mauritius | 900 – 919 GS1 Áo (Austria) |
611 GS1 Ma Rốc (Morocco) | 930 – 939 GS1 Úc (Australia) |
613 GS1 An giê ri (Algeria) | 940 – 949 GS1 New Zealand |
616 GS1 Kenya | 950 GS1 Global Office |
618 GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast) | 955 GS1 Malaysia |
619 GS1 Tunisia | 958 GS1 Macau |
621 GS1 Syria |
Công ty Tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.
Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)