Mẫu Phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
22/07/2021 | 1595[tdn] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc —o0o— …………….. , ngày tháng năm |
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
I. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
1. Tên doanh nghiệp.
Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: [tdn]
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: [tdnnn]
Tên công ty viết tắt: [tdnvt]
2. Địa chỉ trụ sở chính: [tsc]
Điện thoại: ……………………… | Fax: ………………………… |
Email:………………………………………………….. | website: ………………………………………. |
3. Loại hình doanh nghiệp: …………………………………………
4. Họ và tên Giám đốc công ty: [ddpl]
II. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy doanh nghiệp
[tdn] đã đề ra các quy định, các biện pháp có thể tổ chức thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các bộ phận có liên quan trong Công ty, đặc biệt là phòng Thị trường lao động và trung tâm đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết luôn có sự phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện công việc.
Sơ đồ tổ chức như sau:
Giám đốc công ty: trực tiếp quản lý, điều hành Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước cơ quan chức năng của Nhà nước về mọi mặt hoạt động của Doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ký kết các hợp đồng với nước ngoài nhân danh Doanh nghiệp.
2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy doanh nghiệp
2.1. Phó giám đốc phụ trách XKLĐ
– Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Công ty.
– Quản lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các phòng, ban liên quan trong lĩnh vực hoạt động
2.1.1. Phó giám đốc phụ trách nhân sự và đào tạo
– Chịu trách nhiệm sắp xếp kiện toàn mô hình về công tác quản lý cán bộ phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
Điều hành quản lý chặt chẽ các Phòng ban có liên quan, kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy và quy chế Công ty.
Kiểm tra giám sát công tác quản trị văn phòng.
– Quản lý điều hành trung tâm bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài.
2.1.2 Phòng thị trường lao động
a) Nhiệm vụ
– Nghiên cứu và phân tích về thị trường nước ngoài có nhu cầu tiếp nhận lao động tại Việt Nam.
– Chuẩn bị nội dung hợp đồng hoặc trực tiếp ký kết hợp đồng (nếu được uy quyền ) liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Tuyển chọn lao động: tổ chức hoạt động phối hợp với chính quyền các địa phương để đảm bảo thông tin, mở hội nghị khách hàng tiếp xúc với người lao động và chính quyền địa phương trong công tác tuyển chọn lao động.
– Tổ chức thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Phối hợp vơi chính quyền các địa phương và thân nhân người lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, đồng thời phối hợp giải quyết mọi phát sinh ( nếu có ) liên quan đến người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
– Phối hợp với chính quyền địa phương và người lao động để hoàn thiện các điều kiện, thủ tục hồ sơ cần thiết trước khi lao động xuất cảnh theo đúng quy định của pháp luật.
– Chuẩn bị nội dung thanh lý hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng ( nếu được ủy quyền ) liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Phối hợp với đối tác nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài để quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
– Tư vấn về luật pháp của Việt Nam và pháp luật của các nước mà người lao động đến làm việc.
– Tư vấn, hướng dẫn học viên là người lao động làm các thủ tục hồ sơ theo từng thị trường, nhận và kiểm tra hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, liên hệ làm việc với cơ quan hữu quan về việc cấp hộ chiếu, xin visa, thủ tục xuất cảnh.
– Thẩm định hợp đồng lao động với nước ngoài trước khi Giám đốc công ty. Trực tiếp giải quyết các tranh chấp về hợp đồng lao động được ký kết giữa chủ sử dụng lao động nước ngoài và người lao động, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động.
– Tư vấn cho học viên, người lao động về các vấn đề liên quan đến hợp đồng và cách giải quyết tranh chấp hoặc mâu thuẫn trong việc thực hiện hợp đồng đào tạo, hợp đồng lao động ký với nước ngoài.
– Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty các vấn đề liên quan đến pháp luật về hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế trước khi công ty giao kết với đối tác.
b. Cơ cấu nhân sư
– Trưởng phòng – phụ trách chung
– Cán bộ phụ trách công tác tìm hiểu, phân tích và khai thác thị trường nước ngoài.
– Cán bộ theo dõi thị trường ………………………………….. .
– Cán bộ theo dõi thị trường tuyển dụng trong nước.
2.4. Bộ phận quản lý lao động: ……………… cán bộ
– Thực hiện quy định của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã Hội, căn cứ vào số lượng lao động và đặc điểm của từng thị trường. Công ty có trách nhiệm cử cán bộ quản lý ( đáp ứng các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật, phẩm chất đạo đưc và kinh nghiệm quản lý lao động ) sang thường trú ở nước sử dụng lao động để trực tiếp, theo dõi, quản lý lao động và kịp thười giải quyết những vấn đề phát sinh đối với người lao động, đồng thời đại diện cho Doanh nghiệp để thông tin, yêu cầu chủ sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
– Cán bộ quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm tập hợp thong tin. Phối hợp với chủ sử dụng lao động và công ty môi giới lao động nước ngoài, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan đại diện Việt Nam, Ban quản lý lao động ngoài nước trực thuộc cơ quan đại diện Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2.5. Phòng tài chính Kế toán: …….. cán bộ
Có những nhiệm vụ sau:
– Quản lý thu, chi liên quan đến hoạt động XKLĐ theo quy định của pháp luật
– Thực hiện hạch toán, quản lý Tài chính theo Pháp lệnh kế toán – Thống kê, các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty, đảm bảo chế độ báo cáo thanh quyết toán chính xác, đầy đủ và kịp thời
– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
– Tham mưa cho Giám đốc các biện pháp huy động vốn và quản lý, phát huy hiểu quả sử dụng vốn.
– Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, bảo lãnh vốn vay giúp người lao động thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với chủ sử dụng lao động nước ngoài.
– Quản lý dữ liệu kế toán, hồ sơ vay von, lưu giữ các loại sổ sach, giấy tờ cần thiết.
– Thực hiện các nhiệm vụ khách do Giám đốc phân công
2.6. Phòng Hành chính nhân sự : ………… cán bộ
– Lập phương án, sắp xếp kiện toàn mô hình về công tác tổ chức và cán bộ phù hớp với điều kiện thực tế của công ty.
– Đảm bảo quản lý chặt trẽ công tác lao động, tiền lương đúng chế độ chính sách, giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến quyền lợi của người lao động.
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy và quy chế của Công ty, các quy định của pháp luật.
– Quản lý và sử dụng con dấu, quản lý và lưu trữ hồ sơ.
Quản lý văn phòng và soạn thảo các văn bản giúp cho Ban giám đốc trong chỉ đạo, điều hành công ty.
– Tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý và sử dụng lao động, đảm bảo tuyển chọn đúng người đúng việc đáp ứng yêu cầu của Công ty.
– Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực của nhân viên.
– Quản lý thiết bị máy móc, phương tiện và các tài sản khác của Công ty. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
3. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Hiện tại Công ty đang sử dụng 01 Trung tâm đào tạo tại địa chỉ số: ………………………………………..
3.1. Nhiệm vụ:
– Trực tiếp tổ chức đào tạo kiến thức cần thiết cho người lao động.
– Quản lý chương trình đào tạo, thời gian đào tạo của giáo viên và học viên.
– Thực hiện liên kết các hợp đồng về bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
– Biên soạn tài liệu giảng dạy.
– Quản lý học viên, đảm bảo an toàn cho học viên.
– Tổ chức kiểm tra định kỳ và cấp chứng chỉ sau mỗi khóa học.
3.2. Chương trình đào tạo
Sau khi người lao động được tuyển chọn, công ty tiến hành ngay việc hướng dẫn người lao động làm hồ sơ các nhân ( theo mẫu có trong túi hồ sơ được công ty cấp miễn phí cho người lao động). Thông báo kịp thời bằng văn bản cho người lao động tham gia lớp đào tạo nghề, bồi dưỡng ngoại ngữ – giáo dục định hướng, nội dung thong báo ghi rõ ngày, giờ khai giảng lớp học, thời gian biểu các môn học, tài liệu, giáo trình, địa điểm học, kinh phí đào tạo và phương thức thu học phí (nếu người học phải nộp) và các nội dung liên quan khác phục vụ học viên trong quá trình học.
Phân công giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp học, lịc giảng dạy cụ thể của từng giáo viên.
Tổ chức lớp học theo ngành nhề tuyển dụng.
Công bố giáo trình và thời gian học, mua tìa liệu và dụng cụ học tập.
Tổ chức kiểm tra kết quả chung cuối khóa học. Căn cứ vào việc tổ chức thực hiện và kết quả điểm kiểm tra đối với từng học viện, Công ty sẽ cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết” cho những học viên theo đúng hướng dẫn của Cục quản lý lao động ngoài nước.
3.3 Nội dung đào tạo
– Đào tạo ngoại ngữ: thời gian ………………. tháng / khóa học.
– Bồi dưỡng kiến thức cần thiết : gồm …….. nội dung, …… tiết. Truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, những nội dung cơ bản liên quan về luật pháp, luật lao động của Việt Nam và nước tiếp nhận người lao động, nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp với người lao động, hợp đồng ký giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận lao động, kỹ năng sử dụng các phương tiện giao thong đi lại, mua bán sử dụng các thiết bị sinh hoạt và công việc, cách ứng xử trong lao động và đời sống, những vấn đề cần chủ động và phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc tại nước ngoài.
3.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức của trung tâm đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Trong đó các nhiệm vụ cụ thể được phân bổ như sau:
a. Bộ phận đào tạo và quản lý học viên có trách nhiệm: ( ………. người )
– Quản lý học viên, thong báo lịch học cho người lao động tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
– Phân công giáo viên chủ nhiệm đối với từng lớp học và lịch giảng dạy của từng giáo viên.
– Tổ chức lớp học theo nghành nghề tuyển dụng.
– Biên chế học viên theo từng lớp và cử ban cán sự lớp học.
– Tổ chức kiểm tra kết quả học tập theo chương trình giảng dạy và kiểm tra kết quả từng môn học, kết quả chung cuối khóa học. Căn cứ vào thời gian học tập và kết quả kiểm tra đối với từng học viên để làm thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo cho học viên theo đúng hướng dẫn của Cục quản lý lao động ngoài nước.
b. Dưới bộ phận đào tạo và quản lý học viên của cơ sở đào tạo là các bộ môn.
– Bộ môn Ngoại ngữ: dạy ngoại ngữ sử dụng tại nước đến làm việc cho người lao động, giúp cho người lao động có kiến thức về ngôn ngữ giao tiếp thong dụng cũng như những từ ngữ kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công việc trong tương lai.
– Bộ môn văn hóa và pháp luật: trang bị cho người lao động có một vốn kiến thức sống phù hợp, hiểu biết về truyền thống, phong tục tập quán, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật Việt Nam và nước đến làm việc, phân tích nội dung hợp đồng lao động giúp học viên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
– Bộ môn kỹ năng nghề: hợp tác và liên kết với các trường dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho học viên.
Công ty Tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.