Mẫu Hợp đồng lao động

04/08/2021 | 485
DOANH NGHIỆP              
———-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:               

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012;

– Căn cứ Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;

Hôm nay, ngày               , tại Doanh nghiệp               , chúng tôi gồm:

Bên A : Người sử dụng lao động

Tên doanh nghiệp:               ;             

Đia chỉ                   :              

Điện thoại                   :                  Fax:              

Đại diện: Ông / bà               Chức vụ:              Quốc tịch:              

Bên B : Người lao động

Ông / Bà :             Quốc tịch:              
Ngày sinh :             Tại :              
Nghề nghiệp :             Giới tính:              
Điạ chỉ thường trú :             
Điạ chỉ cư trú             
Số CMND             Cấp ngày:              Tại :              

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1. Công việc, địa điểm làm việc và thời hạn của hợp đồng

– Công việc phải làm:              

– Địa điểm làm việc:              

Loại hợp đồng :              tháng – Ký lần thứ                            
Từ ngày :             Đến ngày :             

Điều 2: Lương, phụ cấp, các khoản bổ sung khác

Lương căn bản:                                         đồng/thángPhụ cấp:              đồng/tháng
Các khoản bổ sung khác: tùy quy định cụ thể của Doanh nghiệp

– Hình thức trả lương: Tiền mặt hoặc chuyển khoản. Được trả lương vào ngày               của tháng.

– Chế độ nâng bậc, nâng lương: Theo quy định Doanh nghiệp và theo kết quả làm việc.

Điều 3: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, BHXH, BHYT, BHTN

1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

– Thời giờ làm việc: 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Nghỉ hàng tuần:              

– Chế độ nghỉ ngơi các ngày lễ, tết, phép năm: Lao động có hợp đồng từ 12 tháng trở lênđược nghỉ phép 12 ngày/năm. Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày. (14 ngày phép đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật)

Trường hợp nghỉ phép theo lịch cá nhân thì phải có đơn xin phép theo quy định của Doanh nghiệp. Các chế độ nghỉ ngơi khác theo quy định của Luật Lao động hiện hành;

2. Bảo hộ lao động:

– Được cấp phát dụng cụ làm việc gồm: đồng phục, dụng cụ văn phòng, ….

– Được trang bị bảo hộ lao động: (Có / không)             

(Nếu có – Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của người sử dụng lao động.)

3. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp:

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: Người sử dụng lao động đóng 21,5% (BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%); người lao động đóng 10.5% (BHXH 8%, BHYT 1.5%, BHTN 1%) mức lương căn bản của Điều 2; tỉ lệ đóng của các năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật, nếu có.

– Phương thức và thời gian đóng: Hằng tháng, vào ngày              (chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng), Doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, và đóng cho cơ quan BHXH theo cách:                                          

(Có thể chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Hoặc nộp tiền mặt trực tiếp cho cơ quan BHXH quận/huyện.)

Điều 4: Đào tạo, bồi dưỡng, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người lao động

– Đào tạo, bồi dưỡng: Người lao động được huấn luyện, đào tạo tại Doanh nghiệp, hoặc gửi đi đào tạo.

– Thưởng có điều kiện: phụ thuộc kết quả làm việc và hiệu quả của Doanh nghiệp.

– Các khoản thỏa thuận khác gồm: tiền cơm trưa, thưởng mặc định, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, trang phục…, theo quy định của Doanh nghiệp.

– Trừ trường hợp có phản hồi bằng văn bản của người lao động, các Quyết định/Thông báo lương, thưởng của Doanh nghiệp được xem là các phụ lục sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kèm theo HĐLĐ này, cụ thể các khoản trả cho người lao động trong suốt quá trình làm việc.

– Các chế độ được hưởng khác: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành.

– Nghĩa vụ liên quan của người lao động:

+ Tuân thủ hợp đồng lao động;

+ Hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc được Doanh nghiệp giao, và hoàn thành ở mức hiệu quả nhất các công việc thuộc lĩnh vực công việc mình phụ trách;

+ Chấp hành theo sự điều hành của cấp trên, phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận, tuân thủ các quy định của Doanh nghiệp, chú tâm đến an toàn lao động và bảo quản tài sản Doanh nghiệp;

+ Bồi thường chi phí học việc, chi phí đào tạo, các thiệt hại vật chất có thể chứng minh được, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, vi phạm thời hạn báo trước;

+ Bồi thường vi phạm vật chất: Theo quy định nội bộ của Doanh nghiệp và quy định của pháp luật hiện hành;

+ Có trách nhiệm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu các rủi ro. Khuyến khích các đóng góp này được thực hiện bằng văn bản.

+ Thuế TNCN, nếu có: do người lao động đóng. Doanh nghiệp sẽ tạm khấu trừ trước khi chi trả cho người lao động theo quy định.

(Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ khác)

Điều 5: Cam kết về Bản quyền và Bảo mật (nếu có)

(Trình bày cụ thể về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.)

Điều 6: Nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động

1.  Nghĩa vụ :

– Bảo đảm có việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có);

– Tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh và điều kiện thực tế, Doanh nghiệp sẽ có các ưu đãi xứng đáng cho nhân viên.

2. Quyền lợi:

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng công tác,…);

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 7: Điều khoản thi hành

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của thoả ước tập thể, trường hợp chưa có thoả ước thì áp dụng quy định của pháp luật lao động;

– Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 1 bản và có hiệu lực kể từ ngày              

– Khi ký kết các phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này. (nếu có Phụ lục Hợp đồng lao động)

NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ghi chú: Người ký kết hợp đồng bên phía Người sử dụng lao động là: Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ủy quyền ký kết).

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)