Làm thế nào để biết đam mê của bạn là gì?

16/06/2020 | 1755

Lời khuyên từ người thành công luôn là làm việc gì cũng phải có sự đam mê nhưng đôi khi chính bản thân chúng ta không biết mình đam mê, khát khao điều gì? Nếu bạn đang gặp vấn đề này, hãy khởi tạo đam mê từ bài biết này.


1, Đam mê được tạo bởi những điều bạn cảm thấy hạnh phúc

Say mê với những điều làm bạn cảm thấy hạnh phúc là một cách gọi tên của đam mê. Đơn giản thôi, bạn hạnh phúc khi được ca hát, bạn thích khám phá, tìm tòi với những thiết bị máy móc, bạn theo đuổi công việc kỹ sư, sửa chữa. Hay từ việc thích chơi game, khiến bạn chọn CNTT với suy nghĩ vu vơ sẽ được chơi game suốt ngày, khi tiếp xúc nhiều với máy tính khiến bạn càng muốn tìm hiểu nó sâu hơn thì theo thời gian nó sẽ trở thành niềm đam mê của bạn.

Khi đam mê lại bắt đầu từ những điều bạn cảm thấy hạnh phúc, bạn hoàn toàn có thể dành hết thời gian mình có để làm những việc mình thích.

2. Bước qua một khó khăn, đam mê sẽ xuất hiện

Đam mê có thể được ẩn dấu từ một trải nghiệm khó khăn hoặc một thất bại. Theo đuổi đam mê không còn là cách mà thế hệ ngày nay vận hành, đam mê được xây dựng bằng một quá trình. Nhiều người cho rằng theo đuổi đam mê vốn có sẽ dễ dàng dể thành công hơn. Nhưng điều gì dễ dàng quá cũng không bền lâu vì khi gặp một khó khăn nào đó người ta thường có khuynh hướng bỏ cuộc. Trong khi đó người xây dựng đam mê từ những khó khăn, thất bại sẽ có những bài học thông minh hơn và sức mạnh nội lực được rèn dũa từng ngày.

Ví dụ đơn giản như bạn theo đuổi sở thích về làm game với khát khao trở thành 1 Nguyễn Hà Đông thứ 2, tuy nhiên thành công chưa tới mà thất bại lại vô số. Điều đặc biệt là đam mê của bạn sẽ không vơi đi mà càng mãnh liệt hơn sau những bài học thất bại đó, bởi bạn biết bạn sai ở đâu và cần gì để đi đến đích cuối cùng. Sự kiên trì trong đam mê sẽ dẫn bạn đến thành công như cách mà đam mê trỗi dậy sau những lần thất bại.

3. Đam mê từ sự khác biệt

Bạn có nhận ra mình rất thích làm những điều mà bố mẹ cấm đoán không? Đó là sự nổi loạn trong bạn đấy. Sự đam mê không chỉ được thắp sáng từ niềm vui, hy vọng, hạnh phúc mà đôi khi nó còn đến từ sự cấm đoán và thách thức.

Với thế hệ Z, việc khẳng định cá tính và cái tôi rất quan trọng, đôi khi vì bảo vệ quan điểm lập trường mà thế hệ Z sẵn sàng lăn xả bảo vệ quan điểm, phát triển những ý tưởng của bản thân và dần đắm mình vào đam mê với điều đó.

4. Đam mê được truyền cảm hứng từ một ai đó

Khi nhận được câu hỏi bạn thích gì hay đam mê điều gì, bạn có bao giờ rơi vào tình trạng không thể trả lời được không? Có rất nhiều người cần một người định hướng để tìm được đúng đam mê của mình. Tưởng chừng đi tìm đam mê của bản thân là việc cá nhân nhưng nó cũng liên quan đến người khác. Trong cuộc đời chúng ta thường gặp được người khác như nhân duyên mà không hề hay biết, và rất có thể người nào đó sẽ đánh thức đam mê của chính bản thân.

Nếu bạn chưa tìm được ai đó, hãy nhấc mông lên và đi tìm một thần tượng để theo đuổi. Cảm hứng bất tận và những bài học từ những con người thành công có thể sẽ là động lực để bạn đi tìm đam mê đấy!

5. Đam mê xuất phát từ năng lực

Bạn giỏi nhất việc gì thì bạn xuất phát điểm từ việc đấy. Đây cũng là cách giáo dục mà các trường THPT đang áp dụng, giỏi khối nào, làm công việc khối đấy. Tuy nhiên, đây cũng là con dao 2 lưỡi nếu năng lực đấy của bạn bị ép buộc bởi các yếu tố bên ngoài như bố mẹ, xu thế, thầy cô.

Làm điều mình giỏi sẽ khiến bạn tự tin hơn và đi tới con đường thành công ngắn hơn. Trên con đường này, hãy biến nó thành niềm đam mê để hạnh phúc hơn nhé!

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com