“Khai tử” đòi nợ thuê từ năm 2021, làm sao để đòi nợ đúng luật?

17/12/2020 | 803

 Luật Đầu tư 2020 , kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, từ 1/1/2021, dịch vụ đòi nợ sẽ chính thức bị “khai tử”.

Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2014, sửa đổi năm 2016, các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ…

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ hiện thuộc một trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nêu tại phụ lục 4 tại Luật Đầu tư sửa đổi 2016.

Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư 2020, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

dn

Khoản 5 Điều 77, Luật này nêu rõ, hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký trước 1/1/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ 1/1/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về chế tài xử lý, Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, từ 1/1/2021, cá nhân kinh doanh dịch vụ “đòi nợ thuê” sẽ bị phạt đến 80 triệu đồng , tổ chức bị phạt tới 160 triệu đồng.

Trước quy định trên, nhiều người băn khăn về việc phải đòi nợ thế nào cho đúng luật. Theo Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội , Điều 463 BLDS 2015 nêu rõ, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy việc “hoàn trả” là bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vay.

Điều 466 BLDS cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay trường hợp bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Nếu người cho vay không thực hiện việc trả nợ đúng hạn theo hợp đồng, bên cho vay có thể đòi nợ theo một trong 2 cách:

– Khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật TTDS 2015).

Trong hồ sơ cần nộp những căn cứ chứng minh mình có quyền hợp pháp với số tiền mà bên vay đang nợ.

Đối với phương án này, người đòi nợ cần cân nhắc thời gian giải quyết tranh chấp có thể kéo dài qua các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm, lúc này nếu phát hiện “con nợ” có dấu hiệu tẩu tán tài sản, khi khởi kiện tùy tình hình thực tế mà chủ nợ có thể yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp sau: Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ…

– Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền về một trong các hành vi: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

(Theo An ninh thủ đô )

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com