Thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp

28/01/2022 | 587

 1. Mã số thuế doanh nghiệp là gì?

Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….

3. Hồ sơ đóng mã số thuế doanh nghiệp

Đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể, hồ sơm gồm:

Quyết định giải thể;

Biên bản họp;

Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với trường hợp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án, hồ sơ gồm:

Quyết định giải thể

Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định của Tòa án có hiệu lực

Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.

4. Trình tự đóng mã số thuế doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn

Theo quy định tại mục III Công văn 2010/TCT-TVQT 2019 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định về hóa đơn bán hàng:

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối lượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Riêng doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

Như vậy, doanh nghiệp phải tiến hành báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty mình. Việc báo cáo tình trạng hóa đơn có thể theo tháng hoặc theo quý tùy theo việc lựa chọn báo cáo của doanh nghiệp.

Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn theo mẫu 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; trong đó không phải điền dữ liệu vào các cột chi tiết từ số đến số, chỉ điền dữ liệu vào các cột số lượng hóa đơn.

Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20.

Bước 2: Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Việc Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 67 Luật quản lý thuế 2019:

Điều 67. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đóng mã số thuế

Theo quy định tại Khoản 4 điểm a Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế của Bộ tài chính quy định về Hồ sơ đóng mã số thuế.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể đến cơ quan tiếp nhận và xử lí hồ sơ giải thể

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đóng mã số thuế thì bạn tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan thuế (Cục Thuế nơi tổ chức kinh tế đóng trụ sở/Chi cục Thuế nơi tổ chức kinh tế đóng trụ sở).

Bước 5: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lí hồ sơ đóng mã số thuế

Sau khi bạn nộp hồ sơ đến cơ quan giải quyết việc đóng mã số thuế thì cơ quan giải quyết thuế sẽ thực hiện các thủ tục nhất định, và công ty/ doanh nghiệp cũng phải thực hiện kèm theo các công việc như sau:

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty, cơ quan thuế phải thực hiện việc Thông báo cho công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty. Đồng thời chuyển trạng thái của công ty và các đơn vị trực thuộc của công ty về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày công ty đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định, cơ quan thuế ban hành Thông báo công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho công ty (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp).

Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị trực thuộc.

Trường hợp công ty gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế nhưng các đơn vị trực thuộc chưa thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo cho công ty bạn, đơn vị trực thuộc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Sau khi công ty chấm dứt hoạt động, nếu công ty/ doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động thì công ty phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã số thuế mới hoặc chuyển đổi theo quy định tại Điều 23 Thông tư này. Trường hợp công ty đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng mã số thuế 13 số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng mã số thuế không hợp pháp.

 5. Thời gian xử lý hồ sơ đóng mã số thuế

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, cơ quan thuế phải thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động.

Trong thời hạn 03 ngày từ khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan thuế và hải quan phải thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

6. Doanh nghiệp phải làm gì trước khi đóng mã số thuế?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau trước khi đóng mã số thuế:

Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn

Hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;

Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Trong tình hình dịch bệnh kéo dài như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng để duy trì hoạt động của mình mà phải giải thể, tuyên bố phá sản; hoặc có những doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập với các doanh nghiệp khác thì vẫn phải thực hiện việc đóng mã số thuế doanh nghiệp.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)