7 điều CEO giỏi thường làm

14/01/2021 | 493

ce

1/ Biết phân quyền và tạo sự liên kết
Là một nhà lãnh đạo, có thể phải đối mặt với hầu hết áp lực từ khách hàng hoặc quản lý cấp cao hơn để đạt được kết quả tối ưu nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là CEO hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đưa ra các giải pháp; trong thực tế, việc biết phân chia nhiệm vụ sang cho từng ban chuyên môn của công ty không chỉ giảm bớt gánh nặng cho người lãnh đạo, mà còn giúp họ cảm thấy có giá trị khi được trao quyền với những nhiệm vụ quan trọng.
Patrick Stroh – diễn giả và cũng là tác giả của cuốn Advancing Innovation (Galvanizing, Enabling and Measuring for Innovation Value) đã khuyên các nhà lãnh đạo nên tạo ra một môi trường cộng hưởng thực sự bằng ý tưởng cộng đồng, và sau đó giúp các thành viên trong đội ngũ biến những ý tưởng thành hiện thực.
“Trao quyền cho người khác sẽ có được những suy nghĩ rộng hơn, không những vậy việc này còn thu hút thêm nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và các thành phần khác để cùng suy nghĩ và cùng thực hiện ý tưởng đó. Việc này không chỉ tạo ra nhiều giá trị cốt lõi mà còn tạo sự gắn kết với sự tham gia tổng thể của tất cả các bên để đạt được sứ mệnh của công ty cũng như của CEO”, Stroh nói với tờ Business News Daily.
Dan Peate – người sáng lập công ty Hixme, cũng đồng ý rằng nên xây dựng một nền văn hóa mà trong đó nhân viên không ngại chia sẻ ý tưởng, những suy nghĩ riêng của mình. Ông nói: “Công bằng mà nói tất cả các ý tưởng tuyệt vời và cách thức tạo ra một môi trường làm việc tốt chính là để thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng chấp nhận. Điều quan trọng là thông qua việc này sẽ giúp cho nhân viên không bị nản nếu ý tưởng của họ bị từ chối, bởi vì khi một ý tưởng bị từ chối thường sẽ mở ra nhiều cuộc trò chuyện dẫn đến điều gì đó tuyệt vời”.
2/ Giao tiếp quá mức
Một trong những vấn đề lớn nhất mà nhiều nhà lãnh đạo kém hiệu quả thường làm là thường xuyên giao tiếp với đội ngũ của họ. Sự cố trong giao tiếp có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và xung đột, vì vậy tốt nhất là CEO nên thận trọng việc này.
Shaun Ritchie – CEO và đồng sáng lập EventBoard đã lưu ý rằng điều này đặc biệt quan trọng vì ảnh hưởng khá nhiều tới tầm nhìn chiến lược của công ty. “Tạo ra những phản hồi cởi mở và trung thực sẽ giúp mọi người cảm thấy họ được tôn trọng và không bị xem thường. Điều này góp phần xây dựng niềm tin của tổ chức, đây là nền tảng cơ bản của tất cả các mối quan hệ”, ông nói thêm.
Ritchie cũng cho biết việc phát triển một nền văn hóa giao tiếp thẳng thắn giữa tất cả các thành viên của công ty sẽ giúp tránh hiểu lầm và không tin tưởng.
3/ Đo lường mọi thứ

Mục tiêu cuối cùng của một nhà lãnh đạo là làm cho mọi người cùng hỗ trợ nhau làm việc để cải thiện. Nhưng không thể cải thiện nếu như không đo lường, Stroh cho biết: “Đo lường sự tiến bộ là phương pháp tốt nhất của một nhà lãnh đạo để biết những gì cần phải được thực hiện tiếp theo. Tương tự như khi công ty xem xét chiến lược của mình, cần một nhóm để cung cấp các chỉ số đo lường để có thể biết được tính hiệu quả nếu áp dụng chiến lược ấy vào thực tiễn”.
4/ Lưu giữ những sai lầm
Thất bại có thể là một viên thuốc khó nuốt, nhưng nó cũng có thể là một kinh nghiệm học tập quan trọng để giúp CEO đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai. Amy Fox – chủ tịch, giám đốc điều hành, cho biết: “Các nhà lãnh đạo giỏi nhất nên lưu giữ những sai lầm. Đôi khi những thay đổi nhỏ nhất có thể tạo ra đột phá. Không chỉ vậy, nếu mọi người sợ hãi để đổi mới, vì sợ thất bại và đem lại hậu quả thì đó mới là thất bại thật sự. Một bài học hay nó không đến từ cái đẹp, cái tốt mà nó đến từ những sai lầm. “Ngại đổi mới” chính là kẻ giết người thầm lặng trong công cuộc xây dựng sự phát triển”.
5/ Xây dựng khả năng phục hồi
Mỗi doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức riêng của nó, và một nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm “chèo lái” công ty vượt qua những thử thách đó.
Tom Villante – đồng sáng lập, chủ tịch và CEO của YapStone cho biết: “Dấu hiệu của một nhà lãnh đạo vĩ đại chính là khả năng thích nghi và phục hồi từ thất bại. Sự tập trung và khả năng phục hồi đi đôi với nhau. Vì CEO phải tập trung vào chiến lược và mục tiêu dài hạn, nên chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức và trở ngại trên hành trình đó vì thế khả năng phục hồi sẽ giúp người lãnh đạo đi xa hơn”.
6/ Thu nhỏ
Một CEO sẽ đảm nhận khá nhiều nhiệm vụ nên rất dễ bị cuốn vào những công việc không mấy quan trọng nếu không biết kiểm soát. Tom Villante cũng nhắc nhở các nhà lãnh đạo hãy tập trung vào giá trị lớn để giúp họ ra những quyết định mang tính tối ưu không ảnh hướng tới mục tiêu dài hạn của công ty.
“Rõ ràng việc phác thảo kế hoạch kinh doanh cho đội ngũ nhân viên, và sau đó trao quyền cho họ để tự đưa ra quyết định. Còn riêng CEO hãy tập trung vào “bức tranh lớn”, để có thể thiết lập các tiêu chuẩn cũng như kiểm soát hiệu suất làm việc đội ngũ ấy”, ông nói.
7/ Thực tế
Các nhà lãnh đạo cần có “cái đầu lạnh” với những suy nghĩ lạc quan nhưng vẫn thực tế. Từ khóa “thực tế” ý chỉ người lãnh đạo phải trung thực với chính mình, không được quá thiển cận hoặc tự tôn. Dan Peate chia sẻ: “Sự kiên trì là cần thiết để hoàn thành công việc nhưng kiên trì trên con đường sai lầm chính là kẻ thù của thành công”.
S.T

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)

Email: hoangtham.ltk@gmail.com