4 nội dung mới của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
15/12/2020 | 629Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có những mội dung mới đáng chú ý sau đây:
Thứ nhất, quy định về điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật thì được bổ nhiệm làm Hòa giải viên nếu có đủ các điều kiện sau:
– Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;
– Là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác và có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;
– Là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
– Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp. Trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên (Điều 10).
Thứ hai, nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm (Điều 11).
Thứ ba, 07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Điều 19 quy định không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây:
– Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;
– Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
– Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng;
– Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
– Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại;
– Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ 4, vấn đề bảo mật thông tin (Điều 4)
– Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại.
– Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
+ Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ;
+ Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.
Công ty Tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com