Tiêu chí và quy trình nhận xét đánh giá nhân viên chuẩn, chính xác nhất

20/02/2023 | 517

Các tiêu chí nhận xét đánh giá nhân viên

Nhằm tránh tình trạng đánh giá nhân sự theo cảm tính, đội ngũ quản lý, giám đốc cần đặt ra những tiêu chí nhận xét nhân sự rõ ràng. Không chỉ đảm bảo tính công bằng, minh bạch, những tiêu chí đánh giá nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác nhất về từng cá nhân trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

Năng lực làm việc

Tiêu chí đầu tiên luôn cần phải nhắc đến trong bất kỳ hoạt động đánh giá, nhận xét nhân sự nào chính là hiệu quả công việc. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất về hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong công ty.

Với tiêu chí này, bộ máy quản lý cần đưa ra những tiêu chuẩn, số liệu đo lường rõ ràng, phù hợp nhất để từ đó có quy chuẩn rõ ràng mỗi khi đánh giá. Thông thường, KPI sẽ là thước đo mà hầu hết mọi doanh nghiệp sử dụng. Với những con số cụ thể, đánh giá hiệu quả công việc sẽ vô cùng đơn giản, công bằng, chính xác và đảm bảo tính khách quan.

Tiêu chí kỷ luật

Việc tuân thủ những quy định, phân công của cấp trên cũng là một trong những tiêu chí không thể thiếu để đánh giá nhân viên. Không có gì quá cao xa, một nhân sự tuân thủ kỷ luật của công ty khi chấp hành những quy định, hoàn thành đúng thời hạn những công việc được giao sẽ luôn được đánh giá cao và tin tưởng. Ngược lại, những nhân sự vô tổ chức, vô kỷ luật không chỉ gây ảnh hưởng đến chính bản thân công việc của họ mà còn gây tổn hại cho hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.

Khả năng phối hợp, làm việc nhóm

Môi trường doanh nghiệp luôn đòi hỏi khả năng hòa nhập, hỗ trợ nhau trong công việc để bù đắp những thiếu sót giữa các cá nhân trong cùng một bộ phận. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những tiêu chí không thể bỏ qua với những doanh nghiệp đòi hỏi khả năng hoạt động chung nhằm đem đến kết quả tốt nhất trong công việc.

Linh hoạt trong công việc

Mức độ linh hoạt trong công việc của nhân viên cũng là một tiêu chí không thể bỏ qua khi nhà quản lý đánh giá nhân viên. Trong quá trình làm việc, khả năng thích ứng, tự thay đổi bản thân sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay những tình huống bất ngờ xảy ra sẽ giúp nhân viên dễ dàng vượt qua và hoàn thành tốt công việc được giao.

Ngoài ra, khi các nhân sự trong bộ máy tổ chức của công ty quá cứng nhắc trong xử lý tình huống rất dễ xảy ra tình trạng dập khuôn, không có sự đột phá trong công việc. Điều này khiến năng suất, hiệu quả làm việc khó lòng được cải thiện. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển, mở rộng quy mô hay nâng tầm thương hiệu.

Những nguyên tắc nhận xét, đánh giá nhân viên hiệu quả nhất

Như đã nói ở trên, công tác đánh giá nhân viên không phải là việc soi mói, bắt lỗi hay chỉ trích. Bên cạnh việc đánh giá, nhận xét công bằng, khách quan, nhà quản lý cũng cần có những phương pháp, cách tiếp cận, chia sẻ vấn đề phù hợp để nhân sự thấy được sự quan tâm, gần gũi và tôn trọng.

Là nhà quản lý, bạn sẽ cần một số nguyên tắc để đảm bảo thông tin trao đổi, truyền tải với nhân viên một cách rõ ràng, khách quan và chính xác nhất như:

  • Không áp đặt ý kiến của bản thân cho nhân viên khi chia sẻ quan điểm của bản thân.
  • Không nên bắt mọi nhân sự phải học hỏi, nâng cao chuyên môn trái với sở trường của họ. Điều này chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy mệt mỏi, bất mãn.
  • Tôn trọng từng cá nhân, hỗ trợ nhân sự phát triển điểm mạnh, tính cách của bản thân.

Quy trình nhận xét đánh giá nhân viên tối ưu

Như bất kỳ công việc nào, đánh giá nhận xét nhân viên cũng cần có một kế hoạch, quy trình bài bản, khoa học nhằm đem đến kết quả khách quan, phản ánh được đầy đủ các khía cạnh công việc của nhân sự. Chỉ khi đó, nhân viên mới thật sự cảm thấy được sự công bằng và sẵn sàng thay đổi, phấn đấu đạt kết quả tốt hơn trong công việc.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý vẫn đang loay hoay trong cách đánh giá nhân sự công ty theo quy trình nào tốt và đem lại hiệu quả cao. Với những yêu cầu cần đạt được từ công tác đánh giá nhân sự như ghi nhận thành quả của nhân sự, khen thưởng những nhân sự có thành tích tốt, đánh giá công tâm, khách quan, nhà quản lý có thể tham khảo quy trình nhận xét nhân viên sau:

Xây dựng mẫu đánh giá nhân sự

Để đảm bảo tính công bằng, khách quan nhất trong công tác đánh giá nhân sự, các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống mẫu đánh giá với đầy đủ các khía cạnh từ chuyên môn đến các yếu tố tinh thần, thái độ trong công việc cho từng vị trí. Các tiêu chí đánh giá cũng cần sử dụng như năng lực, thái độ làm việc… nhằm đem đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện nhất về nhân viên cho nhà quản lý.

Xác định tiêu chuẩn đánh giá

Với từng vị trí, nhân sự sẽ đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Chính vì thế, nhà quản lý cần xác định chính xác các tiêu chuẩn đánh giá nhân viên để có thể nhận xét chính xác nhất những cố gắng, nỗ lực của họ. Dựa vào đó, nhà quản lý sẽ nhìn thấy được những nhân sự có cố gắng, hoàn thành tốt công việc và có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời. Ngược lại, nhân sự chưa đạt được hiệu quả cao cần có sự đôn đốc, thấu hiểu và cùng tìm ra giải pháp phù hợp từ nhà quản lý.

Tổng hợp kết quả đánh giá nhận xét nhân viên

Sau khi nhân viên tự đánh giá, nhà tuyển dụng cần thực hiện đánh giá, tổng hợp kết quả và đưa ra những nhận xét và trao đổi với nhân viên. Đây là giai đoạn quan trọng, cần có sự khách quan và công bằng với tất cả mọi đối tượng. Nhà quản lý cần:

  • Không cảm tính hóa trong quá trình nhận xét: Chỉ nên nhận xét những điểm mạnh, yếu của nhân sự liên quan đến công việc, vị trí đang đảm nhiệm.
  • Đưa ra những lời khuyên, góp ý cải thiện dành cho những khuyết điểm của nhân viên. Đồng thời nhà quản lý cũng nên đảm bảo hỗ trợ phù hợp để nhân viên thay đổi và phát triển hơn.
  • Tiếp nhận, khuyến khích những chia sẻ, ý kiến quan điểm của nhân viên trong quá trình trao đổi, đánh giá trực tiếp.

Ban hành chính sách khen thưởng – xử phạt hợp lý

Sau công tác đánh giá nhận xét, những nhân sự có sự cố gắng, hoàn thành công việc và có kết quả tốt, vượt trội thì nhà quản lý cần đưa ra những hình thức khen thưởng, khích lệ kịp thời để nhân viên nhận thấy sự quan tâm, tin tưởng của cấp lãnh đạo với bản thân. Từ đó, động lực làm việc của nhân viên cũng tăng lên và sẵn sàng gắn bó với công ty trong con đường phía trước.

Ngược lại, với nhân sự tiếp tục có kết quả công việc không hiệu quả thì những hình thức kỷ luật, xử phát cũng cần được áp dụng. Đây cũng là lời cảnh báo mà nhà quản lý đưa ra dành cho nhân viên yếu kém khi những cống hiến, đóng góp mà họ đem lại cho doanh nghiệp quá thấp.

Lên lịch đánh giá nhân viên tiếp theo

Hầu hết các doanh nghiệp đều có sự sắp xếp, chuẩn bị kế hoạch tiếp theo hoặc định kỳ cho công tác đánh giá nhận xét nhân viên. Khoảng thời gian giữa các lần đánh giá sẽ là lúc để nhân sự thể hiện, nâng cao và cải thiện năng lực của bản thân.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)