Thử việc có cần ký hợp đồng không?
12/07/2022 | 376Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) không bắt buộc phải ký kết hợp đồng thử việc mà có thể thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, Anh/Chị cần lưu ý trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, NSDLĐ sẽ không được áp dụng thử việc đối với người lao động. Như vậy, trong trường hợp này, công ty của Anh/Chị cũng không cần phải ký hợp đồng thử việc đối với nhân viên mới.
Bên cạnh đó, Bộ luật lao động hiện hành không có bất kỳ quy định nào về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động, cụ thể:
Hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức: văn bản, lời nói, dữ liệu điện tử. Trong đó, với hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng nhưng với trường hợp này người lao động sẽ không phải thử việc.
Do đó:
- Trường hợp lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động: các bên sẽ phải giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử.
– Trường hợp giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng.
Công ty Tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.