THỦ TỤC THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

06/04/2020 | 851

CÁC NỘI DUNG PHẢI THÔNG BÁO THAY ĐỔI VỚI CƠ QUAN ĐKKD

* Các nội dung thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, gồm:

+ Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn còn có thông tin của các thành viên);

+ Vốn điều lệ.

* Ngành, nghề kinh doanh

* Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

* Người đại diện theo ủy quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức

* Người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài của công ty cổ phần

* Thông tin cổ đông sáng lập công ty cổ phần

* Thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

* Thông tin về người quản lý doanh nghiệp

* Thông tin đăng ký thuế

89786179_1930490597085533_6070862193300078592_n

NHỮNG GIẤY TỜ/THÔNG TIN CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN THỦ TỤC THAY ĐỔI GPKD

Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ cần những thủ tục giấy tờ phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể của từng trường hợp theo tiêu chí doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh phát sinh thay đổi liên quan đến nội dung gì thì cần cung cấp thông tin, hồ sơ giấy tờ liên quan đến nội dung cần thay đổi đó.

Cụ thể:

+ Muốn thay đổi tên công ty thì cần cung cấp tên mới của doanh nghiệp. Tên mới của doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chí không bị trùng với các doanh nghiệp đã đặt trước đó.

+ Muốn thay đổi vốn điều lệ (bao gồm tăng hoặc giảm vốn điều lệ, lưu ý công ty TNHH 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ): Cần cung cấp cơ cấu sở hữu vốn của mỗi thành viên sau khi thay đổi là bao nhiêu %, và Tổng vốn điều lệ sau khi thay đổi là bao nhiêu. Ngoài ra cần thêm giấy tờ tùy thân có chứng thực của thành viên mới thêm vào công ty.

+ Muốn thay đổi địa chỉ cần cung cấp địa chỉ mới chính xác; Địa chỉ mới không thuộc khu quy hoạch, không thuộc khu vực bị hạn chế hoạt động đối với một số ngành nghề kinh doanh, không thuộc chung cư có chức năng để ở. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị hợp đồng/thỏa thuận thuê địa điểm kinh doanh.

+ Muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh thì cần cung cấp danh sách ngành nghề kinh doanh dự tính đăng ký theo danh mục ngành nghề kinh doanh; Ngoài ra doanh nghiệp cần xác định ngành nghề kinh doanh dự tính bổ sung có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Có đủ điều kiện để đăng ký hay không? Rồi mới tiến hành đăng ký bổ sung được.

THÀNH PHẦN HỒ SƠ

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

2. Quyết định, biên bản họp của doanh nghiệp về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

3. Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

LƯU Ý KHI THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

– Sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu trong các trường hợp thay đổi dẫn đến thay đổi thông tin trên con dấu như: Mã số thuế, tên công ty, địa chỉ công ty.

– Sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện muộn, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

————————
Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với #Tư_vấn_Lợi_Thế để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.
Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)
Email: hoangtham.ltk@gmail.com