Một số điều cần biết về lực lượng PCCC và mức xử phạt khi vi phạm PCCC

08/09/2022 | 551

Quy định về lực lượng phòng cháy, chữa cháy

Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi bởi Luật Phòng cháy và chữa cháy 2013 (gọi tắt là Luật PCCC) thì:

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân gồm:

– Lực lượng dân phòng

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

– Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Tuy nhiên, theo Điều 5 Luật này thì phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của toàn dân, của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

Như vậy, ngoài lực lượng nòng cốt theo quy định thì, mọi người dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều có trách nhiệm tham gia phòng cháy, chữa cháy.


Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy hiện nay thế nào?

Tại Điều 4, Luật PCCC thì hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải được thực hiện theo các nguyên tắc như sau:

  • Đầu tiên là huy động sức mạnh toàn dân cùng tham gia.
  • Phải tích cực, chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra vì hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính.
  • Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án, cũng như các điều kiện khác chữa cháy kịp thời, có hiệu quả khi có cháy.

-Hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện, giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ.


Lực lượng phòng cháy, chữa cháy được ưu tiên ra sao?

Căn cứ Điều 36, Luật PCCC, ưu tiên đi trên các  phương tiện giao thông đối với người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy.

Ngoài ra, lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên: Được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên, tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định.

Bên cạnh đó, người và phương tiện tham gia giao thông phải nhanh chóng nhường đường khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy.

Đồng thời, lực lượng Cảnh sát giao thông, các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.


Trách nhiệm tham gia chữa cháy hiện nay

Trách nhiệm tham gia chữa cháy quy định tại Điều 33 Luật PCCC như sau:

  • Người phát hiện thấy cháy phải báo cháy nhanh nhất và chữa cháy bằng mọi cách.
  • Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
  • Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy phải lập tức đến chữa cháy.
  • Nếu nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý, phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời báo cáo với cấp trên của mình.

Mặt khác, các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông…khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

Bên cạnh đó, các lực lượng như công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.

Vi phạm kiểm tra an toàn PCCC, phạt thế nào?

Điều 27, Điều 28 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt với các hành vi liên quan đến PCCC như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng nếu:

+ Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy.

+ Chấp hành không đầy đủ quy định về phòng cháy, chữa cháy

+ Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn.

+ Trang bị nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy không đúng quy cách.

– Phạt tiền từ 300.000 đồng – 500.000 đồng đối với một trong những hành vi:

+ Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;

+ Không cử người tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy

+ Không tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC theo quy định.

+ Không chấp hành nội quy, các quy định về PCCC

+ Không phổ biến nội quy, quy định về PCCC trong phạm vi quản lý của mình

+ Ban hành các nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy không đầy đủ nội dung hoặc không phù hợp – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với hành vi: không bố trí, không niêm yết nội quy về phòng cháy và chữa cháy.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:

+ Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy

+ Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy đã được yêu cầu bằng văn bản.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng đối với hành vi:

Cơ sở sau khi được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào hoạt động người đứng đầu không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luậtdoanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)