04 điều cần biết về hội nghị người lao động năm 2024

06/02/2024 | 210
  1. – Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
  2. – Theo khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-, người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
  3. – Theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:

  • – Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.
  • – Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật Lao động 2019, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
  • – Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
  • – Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
  • – Điều kiện làm việc;
  • – Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
  • – Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
  • – Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
  • Hình thức tổ chức hội nghị người lao động
    Theo khoản 3 Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
  • – Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
  • – Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành.

Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.

  • – Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
  • Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
    – Nội dung, hình thức người lao động được quyết định theo Điều 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
  • – Người lao động được quyết định những nội dung sau:
  • – Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
  • – Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • – Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;
  • – Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
  • – Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
  • – Hình thức quyết định của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)