Ai sẽ chịu trách nhiệm khi công ty cổ phần phá sản?

20/11/2023 | 224

Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau:

Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Đồng thời tại khoản 4 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:

Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.

Theo đó, khi công ty cổ phần phá sản thì cổ đông công ty cổ phần sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình đối với các nghĩa vụ tài sản và khoản nợ của công ty.

Tuy nhiên trường hợp cổ đông đã đăng ký mua cổ phần nhưng chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ

Như vậy, về cơ bản thì khi công ty cổ phần phá sản, cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần đã mua/đăng ký mua.

Giám đốc công ty cổ phần có phải chịu trách nhiệm khi công ty cổ phần phá sản không?

Vì khi công ty cổ phần phá sản thì trách nhiệm sẽ thuộc về cổ đông cho nên đối với trách nhiệm của giám đốc công ty cổ phần khi công ty phá sản sẽ xảy ra 02 trường hợp sau:

[1] Giám đốc công ty do cổ đông thuê về

Trường hợp này, giám đốc công ty cổ phần không phải là cổ đông của công ty nên sẽ không phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khi công ty phá sản

[2] Giám đốc là cổ đông công ty

Trường hợp này thì giám đốc công ty cổ phần cũng sẽ phải chịu trách nhiệm giống các cổ đông khác là trách nhiệm tương ứng với số cổ phần đã mua/đăng ký mua

Lệ phí nộp đơn mở thủ tục phá sản cho công ty cổ phần là bao nhiêu?

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về danh mục án phí lệ phí Tòa án như sau:

Theo đó, lệ phí Tòa án khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho công ty cổ phần là 1.500.000 đồng

Tuy nhiên tại Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án như sau:

Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án

2. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản;

b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;

đ) Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;

e) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.

Theo đó, nếu công ty cổ phần thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì sẽ hông phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệthuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.

Quý khách hàng có yêu cầu dịch vụ hay yêu cầu tư vấn, vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả cao nhất.

Hotline: 0987.860.038 (zalo/facebook, Ms Thắm)