TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

02/10/2020 | 936

12345

1. Điều kiện mở thủ tục phá sản công ty theo Luật phá sản số 51/2014/QH13,

– Điều kiện mất khả năng thanh toán: Công ty không thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

– Những chủ thể có quyền gửi đơn yêu cầu: chủ nợ, người lao động, công đoàn và doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán.

– Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty:

+ Tòa án cấp tỉnh / TP: Đối với trường hợp việc phá sản có tài sản ở nước ngoài, công ty có bất động sản, chi nhánh ở các quận, huyện khác, tòa án cấp tỉnh lấy lên giải quyết;

+ Tòa án cấp quận/huyện: Đối với doanh nghiệp có trụ sở trên địa bàn thuộc quận, huyện và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền cấp tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu phá sản:

– Bước 1: Nộp đơn và nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người nộp đơn tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Tòa án có thẩm quyền nhận đơn hợp lệ.

– Bước 2: Thương lượng rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trong 3 ngày kể từ ngày nộp đơn hợp lệ, công ty mất khả năng thanh toán và chủ nợ có quyền đề nghị bằng văn bản với Tòa án để các bên tự thương lượng rút đơn. Thời hạn thương lượng không quá 20 ngày.

– Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do thương lượng không thành

Theo bước này, sẽ có các việc sau:

+ Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với các bên, cơ quan liên quan;

+ Tạm đình chỉ các yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu có trước đó (của Tòa án, trọng tài, cơ quan thi hành án) đối với công ty mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ tài sản.

+ Tòa án quyết định áp dụng hay không phương thức giải quyết yêu cầu phá sản theo thủ tục rút gọn.

Phương thức giải quyết yêu cầu phá sản theo thủ tục rút gọn được áp dụng khi: Công ty mất khả năng thanh toán khi không còn tài sản để thanh toán chi phí pháp sản. Theo đó, Tòa án ra quyết định tuyên bố công ty phá sản mà không cần thực hiện các công việc tại Bước 5.

– Bước 4: Quyết định mở thủ tục phá sản khi có căn cứ để mở

Theo bước này, sẽ có các việc sau:

+ Chỉ định quản tài viên (Quản lý, thanh lý tài sản);

+ Giám sát hoạt động của doanh nghiệp.

+ Kiểm kê tài sản của công ty mất khả năng thanh toán;

+ Lập danh sách chủ nợ;

– Bước 5: Tổ chức Hội nghị chủ nợ

Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra nghị quyết:

+ Đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản: Do công ty vẫn còn khả năng thanh toán;

+ Áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với công ty;

+ Đề nghị tuyên bố phá sản công ty.

Bước 6: Tòa án tuyên bố công ty phá sản.

Tòa án ra tuyên bố phá sản công ty trong các trường hợp sau:

– Hội nghị chủ nợ không tổ chức được;

– Hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết;

– Kết quả của biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh không đạt được.

Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

Cơ quan thi hành án dân sự, quản tài viên phối hợp thực hiện việc thanh lý và phân chia tài theo quy định.


Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn ph
áp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốđầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn ph
áp luật sở hữu trí tuệ, thuế  kế toán.
• Tư vấn ph
áp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đấđai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho ch
úng tôđể đượNHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com