THỦ TỤC THÀNH LẬP NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP TƯ THỤC
04/04/2020 | 709HIỆN NAY, CÁC BẬC #CHA_MẸ NGÀY CÀNG Ý THỨC, CHĂM LO #TƯƠNG_LAI CHO #CON_CÁI.
Bởi vậy, mở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là Ý TƯỞNG KINH DOANH tiềm năng mà nhiều người lựa chọn.
Giống như mọi lĩnh vực khác, nhà đầu tư cần chuẩn bị số vốn nhất định để khởi thảo công trình, trang bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự và đặc biệt là các thủ tục pháp lý để hoàn tất việc thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
#Tư_vấn_Lợi_Thế cung cấp cho bạn một số vấn đề liên quan đến việc thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
#Quyết_định_số_04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của #Bộ_Giáo_dục_và_Đào_tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành #Điều_lệ_trường_mầm_non;
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC
1. Đối tượng được thành lập
Tổ chức, cá nhân bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật được thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
a) Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;
b) Có giáo viên và nhân viên đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 38 của Điều lệ trường mầm non:
– Giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non;
– Nhân viên y tế học đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn được giao;
– Nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao;
c) Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Điều lệ này.
+ Về phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
– Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng. Nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc bằng gỗ.
– Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: đảm bảo ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ.
– Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2 cho một trẻ và phương tiện phù hợp với lứa tuổi và đủ phục vụ.
– Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Đảm bảo phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện chế độ đăng kiểm thực phẩm.
+ Về trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập
– Có chiếu hoặc thảm cho trẻ ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca cốc cho trẻ, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ dùng; Một ghế cho giáo viên.
– Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích.
– Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.
– Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ, gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
+ Về trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập
– Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ; Một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; Kệ để đồ dùng, đồ chơi; Thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Nếu lớp bán trú, có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ.
– Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ bao gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.
– Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.
– Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
3. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp phép trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
4. Các bước thực hiện:
a) Bước 1:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, phòng giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của phòng giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản cho phép thành lập. Trường hợp không cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản thông báo đến phòng giáo dục và đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.
5. Hồ sơ:
– Tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
– Văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên giảng dạy tại lớp đó.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Cơ quan trực tiếp giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Cơ quan phối hợp thực hiện: Phòng giáo dục và đào tạo.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
————————————–
Trên đây là tư vấn của Tư vấn Lợi Thế về Thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0987.860.038 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng