Thủ tục thành lập chi nhánh công ty

16/05/2020 | 669

 

sdf

Mục đích của việc mở chi nhánh mới là doanh nghiệp muốn mở rộng thì trường, đồng thời tiếp cận tới những cơ hội kinh doanh mới để có thể tạo ra được nhiều khách hàng cho doanh nghiệp. Việc thành lập chi nhánh công ty cũng mở rộng và nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp.

Vậy, để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty cần thực hiện những gì và cần lưu ý những gì?

Tư vấn Lợi Thế xin chia sẻ với quý khách như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng ủy quyền cho doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh mặc dù được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân độc lập.

Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh là chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập. Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công ty khi thành lập chi nhánh sẽ phát sinh thủ tục kê khai thuế độc lập cho chi nhánh. Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, cuối năm chi nhánh cần lập báo cáo tài chính cho hoạt động của mình.

Thành phần hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm:

– Thông báo của công ty về việc thành lập chi nhánh.

– Quyết định của hội đồng thành viên dành cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty dành cho công ty TNHH 1 thành viên hoặc hội đồng quản trị dành cho công ty cổ phần quyết định về việc thành lập chi nhánh.

– Biên bản của hội đồng thành viên dành cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty dành cho công ty TNHH 1 thành viên hoặc hội đồng quản trị dành cho công ty cổ phần quyết định về việc thành lập chi nhánh.

– Bản sao công chứng quyết định về việc bổ nhiệm quản lý/người đứng đầu chi nhánh.

– Những chi nhánh kinh doanh ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề thì sẽ cần cung cấp thêm bản sao công chứng chứng chỉ hành nghề của thành viên có liên quan của chi nhánh.

– Bản sao điều lệ công ty của công ty mẹ.

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.

Lưu ý:

  • Đối với người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam: Cung cấp bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
  • Đối với người đứng đầu chi nhánh là người nước ngoài: Cung cấp bản sao công chứng Hộ chiếu và Thẻ tạm trú;
  • Văn bản ủy quyền đối với trường hợp nhờ người khác/công ty tư vấn pháp luật.

Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh

Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt chi nhánh.

Công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh công ty

  • Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, nhân viên công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác. Ngoài ra vào định kỳ tháng quý chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày thành lập chi nhánh.

Các loại thuế chi nhánh công ty cần phải nộp

Thuế môn bài

  • Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
    • Trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bàitại cơ quan thuế trụ sở chính.
    • Trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.

Lưu ý:

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập chi nhánh công ty, các trường hợp được miễn thuế môn bài năm 2020 bao gồm:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp
  • Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc
  • Miễn lệ phí môn bàitrong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
    • Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
    • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
    • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
    • Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
    • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài

Thuế Giá trị gia tăng

Kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

  • Chi nhánh hạch toán độc lập,
  • Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính:

Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu  thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:

  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
  • Không phát sinh doanh thu, hoặc
  • Cùng tỉnh với trụ sở chính

Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

  • Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.
  • Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.

Mọi thông tin, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập chi nhánh công ty, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Tư vấn Lợi Thế để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com