TẤT TẦN TẬT VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY NĂM 2020
07/04/2020 | 578MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY
Thành lập công ty, doanh nghiệp:
- Giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Công ty, doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân ngay sau khi được thành lập;
- Giúp mở rộng được quy mô kinh doanh, sử dụng được nhiều người lao động, huy động được các nguồn vốn dễ dàng và qua đó sẽ thúc đẩy được lợi nhuận từ việc kinh doanh hơn là các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ
- Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế qua các hoạt động kinh doanh, đóng góp lợi ích cho xã hội từ việc nộp thuế, tạo công ăn việc làm cho người lao động…;
- Được hưởng những ưu đãi về thuế, quyền sử dụng đất…nếu doanh nghiệp đó hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh được ưu đãi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định tại Điều 13 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:
– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp để tiến hành thành lập doanh nghiệp
Đối với mỗi loại hình công ty, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Do đó, quý khách hàng hãy xem xét dựa trên định hướng phát triển của công ty để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Theo Luật doanh nghiệp ban hành 2014, có 5 loại hình công ty chính gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Đây là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Trong đó được chia thành hai loại hình nhỏ là:
– Công ty TNHH một thành viên
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
Loại hình doanh nghiệp này được thành lập bởi vốn của nhiều cá nhân/tổ chức. Số vốn góp sẽ được quy đổi bằng cổ phần và người góp vốn sẽ được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần bắt buộc có số cổ đông tối thiểu là 3 người. Thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng tương tư như các loại hình công ty khác, chỉ khác một số hồ sơ chuẩn bị.
- Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại điều 183 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn, tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp ý, không được phát hành chứng khoán, không được góp vốn, mua cổ phần của Công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh
Tại Việt Nam, loại hình công ty hợp danh ít được nhắc đến. Loại hình công ty này phải có ít nhất 2 hai chủ sở hữu (thành viên hợp danh) cùng kinh doanh bằng một tên gọi. Sau khi hoàn tất thành lập doanh nghiệp, loại hình này sẽ có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, điểm bất cập của loại hình này là không được phát hành chứng khoán.
Bước 2: Lựa chọn tên công ty
Mọi người dành rất nhiều tâm huyết, công sức khi đặt tên cho công ty. Có người lựa chọn theo sở thích, có người lựa chọn theo phong thủy, lại có người lựa chọn theo một ý nghĩa ẩn dụ nào đó.
Đặt tên công ty nghe có vẻ đơn giản, vậy nhưng đây lại là thủ tục thành lập công ty khiến không ít cá nhân, tổ chức đau đầu. Vì dù lựa chọn tên công ty theo bất kỳ ý đồ nào thì điều kiện bắt buộc vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật.
Tên công ty bắt buộc phải có các yếu tố sau:
– Loại hình công ty: Là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, hay Doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng: Quý khách hàng có thể sử dụng tên của bản thân, chữ số, ký hiệu hoặc tên bất kỳ được ghép từ bảng chữ cái tiếng Việt để đặt tên công ty (miễn không trùng lặp).
Ví dụ: Đối với thủ tục thành lập Công ty TNHH Tâm Phát
Tên công ty này đạt yêu cầu vì có đầy đủ cả loại hình công ty và tên riêng. Loại hình công ty ở đây là: Công ty TNHH. Còn tên riêng là: Tâm Phát.
Tên công ty sẽ bị từ chối khi thành lập công ty nếu:
– Bị trùng lặp với những công ty đã đăng ký;
– Dễ gây nhầm lẫn;
– Có các yếu tố trái với thuần phong mỹ tục;
– Sử dụng từ ngữ có tính chất bạo động, vi phạm văn hoá, lịch sử;
– Sử dụng tên của lực lượng quân đội, vũ trang, công an, cơ quan nhà nước (trừ trường hợp được cho phép).
Tên công ty viết tắt và tên nước ngoài
Ngoài các yếu tố trên, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam, quý khách hàng còn được yêu cầu ghi tên công ty tiếng nước ngoài và tên viết tắt, tuy nhiên điều này không bắt buộc, có thể thực hiện hoặc không.
Trường hợp có dùng tên nước ngoài hoặc tên viết tắt, khách hàng cần lưu ý:
– Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: ở Việt Nam thường điền bằng tiếng Anh. Tên công ty nước ngoài sẽ được dịch từ tên tiếng Việt. Khi dịch, tên riêng của công ty có thể để nguyên. Khi sử dụng tên nước ngoài, công ty cần phải in hoặc viết lên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu phát hành. Khổ chữ in sẽ nhỏ hơn tên tiếng Việt.
– Tên công ty viết tắt: Dựa trên tên chính bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, khách hàng sẽ lựa chọn tên viết tắt cho doanh nghiệp mình.
Bước 3. Quy định trụ sở chính công ty
Theo quy định tại điều 43 Luật Doanh nghiệp, trụ sở chính là địa điểm liên lạc của công ty.
– Thông tin trụ sở phải được xác định rõ thôn/xóm/số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
– Trụ sở chính khai trong thủ tục thành lập công ty phải có quyền sử dụng hợp pháp. Điều đó có nghĩa, khách hàng sẽ phải là chủ sở hữu địa điểm đăng ký trụ sở. Hoặc trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn… cần phải có hợp đồng theo đúng pháp luật.
Lưu ý: các chung cư dùng để ở sẽ không được quyền làm trụ sở công ty. Trừ trường hợp tầng trệt, tầng 1, tầng 2… chung cư được chủ đầu tư xin phép xác định là có chức năng kinh doanh.
Bước 4: Lựa chọn Vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ là số tiền mà chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp vào khi thành lập công ty, hoặc cam kết góp vào theo thời gian quy định rõ trong Điều lệ.
Vốn điều lệ được xem là cơ sở để phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông góp vốn. Tất nhiên, đối với những công ty như trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu sẽ phải góp 100% vốn điều lệ.
Vốn điều lệ còn là yếu tố tác động đến thuế môn bài mà công ty sẽ phải đóng với cơ quan nhà nước. Vì vậy, khách hàng không nên tùy tiện chọn một số vốn điều lệ. Thay vào đó, nên hỏi ý kiến của mọi người đi trước hoặc nhận sự tư vấn từ luật sư, chuyên gia tư vấn Lợi Thế để lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp.
Bước 5: Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
Theo Điều 13, 14, 15, 16 Luật Doanh nghiệp:
– Người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện nhưng phải xuất cảnh khỏi Việt nam sẽ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác.
– Người đại diện có quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty trước pháp luật.
– Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, người đại diện theo pháp luật sẽ cần phải có những điều chỉnh đặc biệt.
Bước 6: Chuẩn bị Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp
Đối với mỗi loại hình công ty, khách hàng sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ riêng.
Hồ sơ thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn
– 01 Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định.
– 01 Bản điều lệ công ty.
– 01 Bản danh sách thành viên (Ghi rõ Họ tên; Giới tính; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMTND hoặc Hộ chiếu; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Số vốn góp; Chức vụ trong công ty (nếu có))
– Nếu thành viên là cá nhân sẽ phải photo CMTND/thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (01 bản)
– Nếu thành viên là tổ chức sẽ phải photo giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương (1 bản)
Hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần
– 01 Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định
– 01 Bản điều lệ công ty
– 01 Bản danh sách cổ đông sáng lập (Ghi rõ Họ tên; Giới tính; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMTND hoặc Hộ chiếu; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Số vốn góp; Chức vụ trong công ty (nếu có))
– Nếu cổ đông là cá nhân sẽ phải photo CMTND hoặc hộ chiếu (1 bản)
– Nếu cổ đông là tổ chức sẽ phải photo giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương (1 bản)
– Nếu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải photo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ thành lập Công ty hợp danh
– 01 Giấy đề nghị thành lập công ty kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định
– 01 Bản điều lệ công ty
– 01 Bản danh sách thành viên (Ghi rõ Họ tên; Giới tính; Ngày sinh; Dân tộc; Quốc tịch; CMTND hoặc Hộ chiếu; Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại; Số vốn góp; Chức vụ trong công ty (nếu có))
– 01 Bản sao hộ chiếu hoặc CMTND thành viên
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
– 01 Giấy đề nghị thành lập công ty kê khai đầy đủ thông tin theo mẫu được quy định
– 01 Bản sao CMTND hoặc hộ chiếu chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bước 7: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, khách hàng có thể nộp trực tiếp qua bộ phận một cửa (Trung tâm hành chính công) hoặc nộp hồ sơ online bằng cách scan hồ sơ gửi đến dangkykinhdoanh.gov.vn. Sau đó chờ phản hồi của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 8: Nhận kết quả, khắc dấu và công bố mẫu dấu, công bố việc thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, khách hàng có thể nhận kết quả (giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh). Tiếp đó, khách hàng cần thực hiện thủ tục khắc dấu và công bố mẫu dấu, công bố việc thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia.
QUY TRÌNH 4 BƯỚC TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CỦA TƯ VẤN LỢI THẾ
(Toàn bộ thời gian thực hiện thủ tục, khách hàng không phải đi lại, làm việc với cơ quan hành chính nhà nước)
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ thành lập công ty
Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ thành lập công ty của Tư vấn LỢi Thế có thể yêu cầu theo 3 cách:
– Gọi đến số hotline 0987 860 038
– Gửi mail yêu cầu dịch vụ về hòm thư hoangtham.ltk@gmail.com
– Nhắn tin, chat với chuyên viên, luật sư tư vấn của Tư vấn Lợi Thế qua facebook Thanhlapcongty Hungyen hoặc fanpage https://www.facebook.com/tuvanluatdoanhnghieploithe/
Bước 2: Tư vấn các bước thành lập công ty phù hợp với yêu cầu khách hàng
Trong bước này, quý khách hàng sẽ được tư vấn về cách lựa chọn loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, ngành nghề, người đại diện pháp luật, cổ đông/thành viên, trụ sở, phân chia lợi nhuận… liên quan đến việc hình thành và phát triển công ty.
Ngoài ra, quý khách hàng cũng sẽ có những câu hỏi, thắc mắc riêng trong vấn đề thành lập doanh nghiệp chưa rõ có thể trao đổi luôn với luật sư của chúng tôi.
Bước 3: Quý khách hàng ủy quyền Tư vấn Lợi Thế thực hiện các thủ tục thành lập công ty
Để Tư vấn Lợi Thế có thể đại diện khách hàng thực hiện những thủ tục liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ phải ủy quyền cho chúng tôi. Sau đó, chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ theo yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhận kết quả.
Cụ thể như sau:
– Chuẩn bị tài liệu để tiến hành thủ tục thành lập Công ty:
Chúng tôi sẽ cử chuyên viên liên hệ với khách hàng để nhận thông tin cho việc soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đồng thời đề nghị khách hàng hỗ trợ cung cấp bản sao chứng thực các giấy tờ cần thiết.
– Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Sau khi nhận được đầy đủ thông tin từ khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp và gửi cho khách hàng tham khảo qua email hoặc trực tiếp.
Trường hợp khách hàng không có sửa chữa hoặc thắc mắc liên quan, chúng tôi sẽ in hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký tên vào hồ sơ.
– Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký để xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ sẽ được chuyên viên của chúng tôi nộp cho cơ quan đăng ký, hồ sơ sẽ được chúng tôi theo dõi và sẽ kịp thời có chỉnh sửa hoặc bổ sung về nội dung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có)
– Nhận kết quả, khắc dấu và công bố mẫu dấu, công bố việc thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục khắc dấu tròn, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.
Bước 4: Bàn giao kết quả, hồ sơ, con dấu tận nơi cho khách hàng
Khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty, Tư vấn Lợi Thế sẽ bàn giao kết quả, hồ sơ, con dấu tới khách hàng. Đồng thời, tiến hành nộp tờ khai thuế thay khách hàng (trong trường hợp khách hàng yêu cầu).
Ngoài ra, Tư vấn Lợi Thế còn hỗ trợ khách hàng các vấn đề liên quan đến in hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai… .
THỜI GIAN HOÀN THÀNH THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY
Thời gian thành lập công ty sẽ được chia thành từng giai đoạn thực hiện công việc và dựa vào gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp do khách hàng lựa chọn.
Thông thường, thời gian thực hiện thành lập công ty được tính như sau:
– Thời gian soạn thảo hồ sơ: 01 ngày làm việc.
– Thời gian nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký: 01 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện (có chữ ký) từ khách hàng.
– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ;
– Thời gian khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin: 01 ngày làm việc.
– Thời gian công bố thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia: 01 ngày làm việc.
Như vậy, tổng thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp trung bình sẽ mất khoảng từ 05-07 ngày làm việc.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com