Những điều cần biết về xin giấy phép đầu tư năm 2020

09/08/2020 | 599

3

Xin giấy phép đầu tư là thủ tục quan trọng cần thực hiện trước khi dự án đầu tư đi vào hoạt động. Bài viết sau cung cấp một số thông tin cơ bản để bạn đọc phần nào hiểu hơn về lĩnh vực này.

Một dự án muốn thực hiện cần phải tiến hành các thủ tục đầu tư cần thiết theo quy định, gồm có: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng dự án để quyết định phải thực hiện các thủ tục nào, có trường hợp không cần thực hiện cả 2 thủ tục.

Theo đó, quyết định chủ trương đầu tư là thủ tục chỉ bắt buộc với các dự án có thẩm quyền quyết định thuộc về Quốc hội, Thủ tướng chính phủ hay Chủ tịch UBND tỉnh theo pháp luật đầu tư.

1. Cơ sở pháp lý

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2015 có nôi dung về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 27 tháng 12 năm 2015.

2. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Không phải tất cả các dự án đều phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chỉ một số trường hợp sau đây yêu cầu thực hiện thủ tục này:

2.1. Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế, gồm:

– Dự án có nhà đầu tư nước ngoài giữ ít nhất 51% vốn điều lệ hoặc tổ chức kinh tế là công ty hợp danh có thành viên hợp danh đa số là người nước ngoài.

– Có tổ chức kinh tế như trên giữ ít nhất 51% vốn điều lệ của dự án đầu tư.

– Có tổ chức kinh tế và nhà đầu tư nước ngoài như trên giữ ít nhất 51% vốn điều lệ của dự án đầu tư.

2.2. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Ngoài ra, các dự án không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên vẫn có thể thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy phép đầu tư nếu chủ thể có nhu cầu. Điều này quan trọng đối với các dự án thuộc trường hợp được ưu đãi đầu tư, do trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có ghi ưu đãi đầu tư nên các nhà thầu không cần làm thủ tục xác minh mà vẫn được hưởng ưu đãi.

3. Thành phần hồ sơ

3.1. Dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3.2. Đối với dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Hồ sơ như đối với dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và bổ sung thêm các văn bản sau:

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

3.3. Đối với dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Hồ sơ như đối với dự án đầu tư thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và bổ sung thêm các văn bản sau:

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Bạn có thể trực tiếp soạn thảo hồ sơ và trình lên cơ quan chức năng chờ phê duyệt, tuy nhiên để có thể thuận lợi xin được giấy chứng nhận đầu tư nhanh chóng và tiết kiệm thời gian bạn có thể ủy quyền cho một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về luật doanh nghiệp để được hỗ trợ.

Là một công ty chuyên về dịch vụ xin giấy phép đầu tư –  tư vấn đầu tư được đánh giá cao trong nước, luật Hùng Sơn sẽ là lựa chọn có thể mang đến giải pháp hiệu quả và thiết thực cho các nhà đầu tư.

4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

(1) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:

+ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

(2) Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

(3) Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:

+ Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Công ty tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038 hoặc Email: hoangtham.ltk@gmail.com