HỎI – ĐÁP về hộ kinh doanh cá thể (phần 1)

25/08/2020 | 790

Trong quá trình thực hiện tư vấn doanh nghiệp, Tư vấn Lợi Thế thường xuyên giải đáp, tư vấn về việc phân biệt sự giống, khác nhau, ưu điểm, hạn chế và thủ tục, quy trình thành lập các loại hình doanh nghiệp. Nhiều khách hàng vẫn còn nhầm lẫn giữa hộ kinh doanh cá thể với doanh nghiệp tư nhân.

Dưới đây, Tư vấn Lợi Thế xin chia sẻ tới quý khách hàng những điều cần biết về hộ kinh doanh cá thể và các lưu ý trong quá trình đăng ký kinh doanh để để tránh mất thời gian, công sức.

1

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. (Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể).

Ai nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể?

  • Khách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…
  • Kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
  • Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Địa điểm đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể? 

– Cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Hiện nay, tại một số tỉnh, thành phố, cá nhân, nhóm cá nhân, đại diện hộ gia đình có thể thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng đến trang dịch vụ công của tỉnh, thành phố đó (như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội). Hồ sơ này sau đó sẽ được dịch vụ công TP. HCM, Hà Nội chuyển tiếp về Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể gồm những gì?

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Đối với ngành, nghề cần có chứng chỉ hành nghề hay có vốn pháp định thì cần kèm theo bản sao hợp lệ các chứng chỉ, văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trình tự thực hiện?

  • Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.

 Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí:

100.000 đồng/lần (Thông tư số 176/2012/TT-BTC) (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Trên đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về các thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, cùng những lưu ý quan trọng. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý, vui lòng gọi cho Tư vấn Lợi Thế theo số điện thoại 0987.860.038 để được hỗ trợ.


Công ty Tư vấn Lợi Thế  đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn ph
áp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn ph
áp luật sở hữu trí tuệ, thuế kế toán.
• Tư vấn ph
áp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho ch
úng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038
Email: hoangtham.ltk@gmail.com