4 bước phải tiến hành khi doanh nghiệp muốn cắt giảm nhân sự từ năm 2021

14/08/2020 | 564

Các trường hợp dẫn tới cắt giảm nhân sự

Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải cắt giảm nhân sự khi có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hoặc vì lí do kinh tế, cụ thể:

* Thay đổi cơ cấu, công nghệ

1. Thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động

Đậy là trường hợp khi NSDLĐ có thay đổi trong cơ cấu tổ chức của mình.

Ví dụ: Hợp nhất hai hay nhiều phòng ban thành một phòng ban tổng hợp để giảm chi phí nhân sự thì sẽ có những NLĐ có nguy cơ bị cắt giảm.

2: Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh gắn với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ

Ví dụ: Doanh nghiệp đang sản xuất kẹo dừa thủ công. Tuy nhiên, sau khi đầu tư vốn thì doanh nghiệp đã mua thêm máy vắt dừa, máy dập viên, máy đóng hộp,… tạo thành một dây chuyền sản xuất mang tính công nghiệp hóa hơn. Chính khả năng tự động hóa và năng suất cao của máy móc đã dẫn đến chỉ cần ít người vận hành hệ thống này. Do đó, một lượng nhân sự có thể bị cắt giảm.

3: Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm

Ví dụ: Công ty đang sản xuất nón lá thành phẩm. Tuy nhiên, công ty muốn chuyển hướng sang sản xuất gốm sứ cao cấp. Do đó, khả năng làm việc của NLĐ lúc này không còn đáp ứng được nhu cầu của công ty.

* Vì lý do kinh tế:

4: Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế

 5: Thực hiện Chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

4 bước phải tiến hành khi doanh

4 bước phải tiến hành khi doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Khi xảy ra một trong các trường hợp trên, Doanh nghiệp không thể ngày lập tức cắt giảm nhân sự. Cụ thể theo quy định tại Điều 44, Điều 45 Bộ luật lao động 2019, Doanh nghiệp phải thực hiện đủ 4 bước sau:

Bước 1: Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở với các nội dung sau:

  • Số lượng và danh sách NLĐ tiếp tục được sử dụng, NLĐ được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, NLĐ được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
  • Số lượng và danh sách NLĐ nghỉ hưu;
  • Số lượng và danh sách NLĐ phải chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
  • Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Bước 2: Trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc đối với NLĐ

Trước khi cho NLĐ thôi việc, NSDLĐ phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện cho NLĐ tại cơ sở (Công đoàn cơ sở) nơi NLĐ là thành viên về việc cho những NLĐ này thôi việc.

Bước 3: Thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh – Xã hội cấp tỉnh trong vòng 30 ngày trước khi tiến hành thôi việc (nếu với 02 lao động trở lên).

Lưu ý, nội dung thông báo bao gồm:

  • Tên, địa chỉ của NSDLĐ và người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ;
  • Tổng số lao động; số lao động cho thôi việc;
  • Lý do cho NLĐ thôi việc; thời điểm NLĐ thôi việc;
  • Kinh phí dự kiến chi trả trợ cấp mất việc làm.

Bước 4: Trả trợ cấp mất việc làm

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ như sau:

  • Trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Tức là nếu NLĐ chỉ mới làm việc cho NSDLĐ 1 năm thì trợ cấp mất việc mà người này nhận được vẫn là 02 tháng tiền lương.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi NLĐ mất việc làm.

Trên đây là 4 bước Doanh nghiệp phải thực hiện trong trường hợp muốn cắt giảm nhân sự từ năm 2021. Tuy nhiên, chỉ khi rơi vào một trong các trường hợp như phân tích trên thì Doanh nghiệp mới được phép cắt giảm NLĐ. Nếu Doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự khi không thuộc các trường hợp trên hoặc không thực hiện đúng trình tự 4 bước thì đây đều là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Công ty tư vấn Lợi Thế đặc biệt chuyên sâu trên các lĩnh vực sau:
• Tư vấn pháp luật doanh nghiệp Việt Nam (Bao gồm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài), Giấy phép con.
• Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, thuế – kế toán.
• Tư vấn pháp luật dân sự, hình sự, bảo hiểm, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ qua số Hotline: 0987 860 038 hoặc Email: hoangtham.ltk@gmail.com